Mỡ Bôi Trơn

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu học (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 69 - 71)

a) Đ5 thấm tôi; b) Giữa thép cacbon và thép hợp kim.

3.3.1.4Mỡ Bôi Trơn

a. Khái quát chung.

Mỡ bôi trơn là chất nhão màu hổ phách, một hỗn hợp của dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp có pha thêm 6% đến 25% chất làm đặc, nhiệt độ làm việc từ (20-25) 0C.

Mỡ bôi trơn làm trong điều rất khác nhau, theo từng vị trí.

Mỡ chịu tải trọng lớn, khả năng tích trữ lại trên bề mặt làm việc kém, môi trường làm việc kín, ít tiếp xúc với nước,… Vì thế mỡ cần có một số yêu cầu sau.

b. Một sốyêu cầu của mỡ bôi trơn.

- Nhiệt độ nhỏ giọt cao:

Nhiệt độ nhỏ giọt là nhiệt độ mà tại đó mỡ có thể nhỏ được 1 giọt hoặc kéo được một sợi dàiđầu tiên xuống đáyống nghiệm khi làm thí nghiệm

Muốn đạt được yêu cầu giữ được lâu trên bề mặt cần bôi trơn thì độ nhỏ giọt của mỡ phải cao hơn nhiệt độ sử dụng từ (10 20) 0C.

- Cóđộ xuyên kim thích hợp:

Độ xuyên kim được xác định bằng độ lún sâu của một quả chì hình nón nặng 150 gam đặt trên bề mặt mỡ sau 5 giây. Độ xuyên kim liên quan tỷ lệ nghịch với độ nhỏ giọt.

Độ xuyên kim đặc trưng cho tính quánh của mỡ, là điều kiện cần thiết để mỡ lưu trữ được trên bề mặt làm việc lâu.

- Có tính ổn định tốt:

Là khả năng mỡ bảo toàn được tính chất của mình khi làm việc trong các môi trường (ổn định khi gặp nước và nhiệt độ, ổn định hoá học, ổn định mạng tổ ong hay thể keo, không bị von cục,…) để thích ứng với môi trường làm việc

- Cóđộ sạch cao:

Sạch về cơ học lẫn hoá học để bảo đảm không ăn mòn và mài mòn chi tiết máy khi làm việc.

c. Phân loại vàứng dụng:

* Phân loại:

- Theo thành phần cấu tạo (trước đây Liên xô cũ):

Mỡ gốc can xi (xô li đôn): Có khả năng chịu nước tốt, nhiệt độ nhỏ giọt trên 85 0C, thường dùng bôi trơn các bộ phận làm việc ở nơi có độ ẩm cao (moay ơ, bơm nước,…)

Mỡ gốc Natri (constalin): Có khả năng chịu nhiệt cao, độ nhỏ giọt cao nên thích ứng với vị trí bôi trơn mà không tiếp xúc với nước

Mỡ gốc Can xi Natri: Với chất làm đặc là xà phòng mang đặc tính của 2 loại mỡ trên

- Phân loại theo phạm vi sử dụng:

Mỡ vạn năng YC-1; YC-2,… Mỡ chuyên dùng xiatim-201, YCc-A "phấn chì",… Mỡ bảo quản K-15, xiatim-215,… Mỡ đặc biệt AC.

- Theo ngày nay phân loại mỡ xà phòng và mỡ không phải xà phòng: Có trên 300 loại mỡ với tên gọi đặc trưng cho từng hãng. Ví dụ Graphit, VP, GP,…

* Ứng dụng:

Trên thị trường Việt Nam ngày nay có rất nhiều loại mỡ, song trên ô tô xe máy sử dụng phổ biến các loại mỡ sau:

Mỡ ng dng

GREASEL Bôi trơn các ổ lăn/ổ trượt có tải trọng nặng, cao tốc trong ô tô xe máy, máy công cụ, mô tơ điện, ổ lăn đầu trục lápô tô,… (mỡ co màu hổ phách)

GREASEL L21-M L2-M

Bôi trơn các khớp nối, các điểm treo, các gầm trục thông thường (mỡ màu den hoặc nâu, hoặc xám tối) GREASEL L EP Bôi trơn các ổ lăn/ổ trượt có tải trọng nặng, cao tốc

trong ô tô xe máy, máy công cụ, mô tơ điện, ổ lăn đầu trục lápô tô,… chịu nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu học (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 69 - 71)