Compozit cốt sợi

Một phần của tài liệu Tập bài giảng vật liệu kỹ thuật 2 (Trang 161 - 162)

Đây là loại vật liệu kết cấu quan trọng nhất, hiện đang nghiên cứu và sử dụng phổbiến. Cấu tạo của nó gồm cốt dạng sợi phân bốtrong nền theo quy luật đã thiết kế.

a) b)

c)

Hình 6.2. Sơ đồphân bốcốt sợi a. một chiều song song

b. ngẫu nhiên, rối trong một mặt

c. dệt hai chiều vuông góc trong một mặt d. đan, quấn ba chiều vuông góc

Mục tiêu chủyếu nhất khi thiết kế chếtạo compozit cốt sợi là độ bền riêng và mô đun đàn hồi riêng cao. Do vậy, cảnền và sợi đều cần có khối lượng riêng nhỏ, nền phải tương đối dẻo, còn sợi cốt phải có độcứng vững và bền cao. Tính chất của compozit cốt sợi phụthộc vào nhiều yếu tố như bản chất vật liệu cốt và nền, độbền liên kết nền và cốt trên ranh giới, sựphân bố và định hướng sợi, kích thước, hình dạng của nó...

Đối với một compozit cốt sợi xác định mà ta khảo sát, nếu coi liên kết cốt-nền là hoàn hảo, thì cơ tính của vật liệu đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố như sự phân bố, kích thước, hình dạng và hàm lượng của cốt sợi.

Compozit sợi thủy tinh, hiện tại là vật liệu thông dụng nhất, cốt là sợi thủy tinh nền là polyeste đôi khi dùng bakelit. Công dụng làm mui xe hơi, thùng xe lạnh, sitec, mũi máy bay, vỏbảo vệbuồng lái tàu vũ trụ.

Compozit sợi cacbon, cốt là sợi cacbon, hay sợi thủy tinh. Nền là epoxi- phenon, polyeste hay cacbon. Công dụng dùng làm thân máy bay quân sự, phần lái cánh tàu bay, thùng xe hơi, công nghiệp tàu thủy, vật liệu cách nhiệt của động cơ, đĩa ma sát...

Composit sợi hữu cơ, cốt là các sợi polyme. Công dụng làm vật liệu cách nhiệt, cách điện, các kết cấu ô tô, máy bay...

Một phần của tài liệu Tập bài giảng vật liệu kỹ thuật 2 (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)