a. Mangan(Mn) được cho vào thép khi tinh luyện, dưới dạng fero-Mn, để khử oxy và lưuhuỳnh, theo các phảnứng.
FeO + Mn→ Fe + MnO (2.1)
FeS + Mn→ Fe + MnS (2.2)
MnO và MnS nổi lên, đi vào xỉ và bị đưa ra khỏi lò. Khi hòa tan vào ferit lượng Mn dư thừa sẽ nâng cao độ bền, độ cứng của pha này, do vậy làm tăng cơ tính của thép. Tuy nhiên, do lượng Mn trong thép cacbon ít ( ≤ 0,8% Mn) nên tác dụng này không rõ rệt. Tác dụng chủ yếu của Mn trong thép cacbon là đểkhửoxy và hạn chếsự có mặt của lưu huỳnh như đã nêuở các phảnứng (2.1) và (2.2)
b. Silic (Si) được cho vào nhiều loại thép đểkhửoxy một cách triệt để hơn (cùng với Al), theo phảnứng.
2 FeO + Si→ 2 Fe + SiO2 (2.3)
(3 FeO + 2 Al→3 Fe + Al2O3).
SiO2, Al2O3nổi lên, đi vào xỉ và bị đưa ra khỏi lò. Lượng Si còn lại hòa tan vào ferit, cũng như Mn, nâng cao độbền, độ cứng cho pha này. Nhưng trong thép cacbon, lượng Si cũng chỉtrong giới hạn nhỏ hơn 0,6% Si, nên tác dụng này cũng không rõ rệt ( còn Al cháy mạnh, hầu như không còn lại trong thép lỏng).
c. Photpho(P)có mặt trong thép từ quặng hay từ than (khi luyện gang). Dù ở dạng hòa tan trong ferit hayở dạng liên kết Fe3P, nó đều làm cho thép bị giòn, đặc biệt là ở trạng thái nguội, đó là hiện tượng giòn nguội (hay bở nguội), do vậy phải hạn chế sự có mặt của P ở dưới mức cho phép, đối với thép cacbon thông thường
nhỏ hơn 0,06% P. Riêng với thép dễ cắt, để nâng cao khả năng gẫy phoi, lượng P có thểcao tới 0,08-0,15% P.
d. Lưu huỳnh (S) cũng như photpho, lưu huỳnh có mặt trong thép từ quặng và nhất là từthan khi nấu gang. Cùng tinh (Fe + FeS) có nhiệt độnóng chảy thấp (9880C), nằm ở biên giới hạt. Khi nung nóng thép để gia công áp lực, cùng tinh này bị mềm và chảy ra, làm thép bị đứt ở biên hạt, có cảm tưởng như bị phá hủy giòn, đó là hiện tượng giòn nóng (hay bở nóng), do vậy phải hạn chếsựcó mặt của S ở dưới mức cho phép, đối với thép cacbon thông thường nhỏ hơn 0,06%. Riêng với thép dễ cắt, để nâng cao khả năng gẫy phoi, lượng S có thểcao tới 0,08-0,30% S.