Ôxy hoá và thoát Cacbon

Một phần của tài liệu Tập bài giảng vật liệu kỹ thuật 2 (Trang 30 - 31)

1.5.2.1. Nguyên nhân và tác hại

Nguyên nhân là do trong môi trường nung có chứa các thành phần có tác dụng ôxy hoá Fe và C; đó là O2, CO2; H2O ...chúng có trong không khí và đi vào khí quyển của lò nung. Thoát C dễxảy ra hơn là ôxy hoá khi ôxy hoá thường đi kèm với thoát C.

Tác hại của ôxy hoá là tạo nên vảy ôxít sắt FeO2, tạo thành vảy bong vỡ, làm hụt kích thước xấu bề mặt sản phẩm. Còn thoát C khó nhận thấy bằng mắt xong sẽ làm giảm độcứng sau khi tôi.

1.5.2.2.Ngăn ngừa

Ngăn ngừa tốt nhất là nung nóng trong khí quyển không có tác dụng ôxy hoá và thoát C. Đểthay thếcác lò thông thường với khí quyển lò là không khí hay sản phẩm cháy (lòđốt than, dầu ...) người ta sửdụng các lò nung bằng điện có các khí quyển đặc biệt như sau: Khí quyển bảo vệ(hay khí quyển kiểm soát), trong đó các thành phần khí đối lập nhau: CO2/CO, H2O/H2, H2/CH4 với tỷ lệ hợp lý để đi đến trung hoà tác dụng của nhau, kết quảlà bềmặt được bảo vệ.

Khí quyển trung tính như nitơ tinh khiết, tốt nhất là dùng ácgông(Ar) nhưng đắt tiền thường dùng trong phòng thí nghiệm.

Nung trong lò chân không có khả năng chống ôxy hoá và thoát C một cách tuyệt đối cho mọi thép. Hiện đang được áp dụng rộng rãi trong cácnước tiên tiến.

Chú ý trong hoàn cảnh không có các loại khí và lò trên có thể áp dụng các phương pháp sau.

Dải than hoa trên đáy lò hay cho chi tiết vào hộp phủ than. Phương pháp này có nhược điểm vừa làm giảm tuổi thọcủa lò vừa kéo dài thời gian nung.

Lò muối được khửôxy triệt để bằng than, ferôsilic cách này chỉ áp dụng cho các chi tiết nhỏ, thường dùng để tôi dao cắt.

Khi đã xảy ra rất khó khắc phục. Khi thoát C có thểdùng cách thấm C lại, xong sẽ làm tăng biến dạng.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng vật liệu kỹ thuật 2 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)