Những xu hướng chủ yếu tác động phát triển dịch vụ vận tải hành khách công

Một phần của tài liệu Luận án những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 138 - 141)

“Đô thị hóa diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, hình thành các đô thị cực lớn và nâng cấp các đô thị trong cả nước. Đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu kinh tế lấy các ngành công nghiệp – dịch vụ làm chủđạo. Cùng với nó, các đô thị trở thành trung tâm cung ứng DVC cho cả nước, cho vùng và cho mỗi lãnh thổđô thị; xuất hiện các xu hướng phát triển không gian đô thị gồm các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, cấu trúc đô thị và môi trường; xu thế phát triển cơ sở hạ tầng và vận tải công cộng gồm các vấn đềđường bộ, điểm trung chuyển nội đô, VTHKCC đô thị, điểm trung chuyển vùng và chính sách; xu thế phát triển nhu cầu vận tải gồm các vấn đề sở hữu phương tiện, tổng nhu cầu đi lại; xu thế giải quyết các vấn đề GTVT gồm các vấn đề tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tác động môi trường và giảm mức độ phát triển kinh tế. Vì vậy, tổ chức quy hoạch lại hệ thống cung ứng DVC phải được tính toán trong tổng thể quy hoạch phát triển ngành, phát triển vùng lãnh thổ và quy hoạch cho từng đô thị.“

“Nhu cầu đòi hỏi của người dân về quy mô và chất lượng dịch vụ công tại địa bàn đô thị nói chung, vận tải hành khách bằng xe buýt ngày càng cao hơn. Kinh tế tăng trưởng, thu nhập đầu người tăng lên, theo đó, nhu cầu mức sống và chất lượng sống mà người dân đòi hỏi nơi chính quyền phải đáp ứng ngày càng cao hơn. Trong đó, DVC, đặc biệt là DVC thiết yếu, cơ bản là vấn đề trung tâm của chất lượng cuộc sống, bảo đảm quyền an sinh của người dân, đồng thời tạo nền tảng cho phát triển bền vững, phát triển hài hòa.“

“Xu hướng phân quyền quản lý dịch vụ công từ Trung ương cho địa phương và phân tách hoạt động tổ chức cung ứng DVC với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Quản lý DVC ở nước ta qua hơn 35 năm đổi mới vẫn còn tàn dư của cơ chế bao cấp,

không phù hợp với mô hình tổ chức cung ứng DVC trong nền kinh tế thị trường hiện đại và xã hội mở. Đó là tình trạng tập trung quá mức các tổ chức cung ứng DVC ở các đô thị lớn, chưa quan tâm đầy đủđến đô thị vùng, đô thịđịa phương, đô thị chức năng (đô thịđại học, đô thị y tế,...). Điều đó gây nên tình trạng quá tải đối với các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ công ích.“

“Cùng với phân cấp, phân quyền là xu hướng phân tách giữa chức năng cung ứng

DVC với chức năng quản lý hành chính nhà nước bấy lâu còn lẫn lộn. Phân tách này

giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào chức năng hoạch định chiến lược, chính sách, thể chế và kiểm tra tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách đó, không lẫn lộn với chức năng cung ứng DVC. Nó cũng giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lâp có quyền tự chủ trong xây dựng các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng mô hình quản trị hiện đại để đưa ra dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng. Xu hướng cải cách này còn có tác dụng trong phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng khi lẫn lộn chức năng cung ứng DVC và chức năng quản lý nhà nước.“

“Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập và xu hướng mở rộng tham gia của tư nhân trong cung ứng DVC trên địa bàn đô thị. Đây là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, nhưng trong thời gian qua mới tiến hành ở quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, mức độ nông, còn gặp rất nhiều rào cản và giới hạn. Thời gian tới, các đơn vị sự nghiệp công lập được cơ cấu lại một cách căn bản, đóng vai trò chủđạo trong cung ứng các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, sẵn sàng tạo điều kiện, môi trường cho tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công dưới nhiều hình thức khác nhau. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ giúp các đơn vị này tăng cường năng lực tự chủ, nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới quản trị nội bộ, nhờđó sẽ tạo ra các sản phẩm dịch vụ hướng tới làm hài lòng người tiêu dùng.“

“Nếu như các sản phẩm dịch vụ trước đây cung ứng theo cái mà chủ thể có thì đến nay phải tính toán đến tín hiệu thị trường. Khu vực đô thị tập trung nhiều loại dịch vụ sự nghiệp công, phải đi tiên phong trong quá trình cơ cấu lại, để tạo ra cú hích cho toàn bộ quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ khoa học – công nghệ, dịch vụ văn hóa. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, có một nội dung quan trọng là chuyển từ phí sang giá, tạo điều kiện cho các bệnh viện, trường học, trung tâm có nguồn thu đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tăng lương cho viên chức, nhờđó giảm tiêu cực trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Cải

cách này cũng giúp giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước khi hàng năm phải dành quá lớn cho chi thường xuyên, han chếđến khả năng đầu tư cho phát triển, bao gồm cả đầu tư cho hạ tầng phát triển DVC. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công sẽ tạo dưđịa rộng rãi hơn cho tư nhân cung ứng dịch vụ công dưới các hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc thu hút đầu tư nước ngoài.“

“Cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến phương thức tổ chức cung ứng DVC trên địa bàn đô thị. Cách mạng khoa học – công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức sản xuất, lưu chuyển phân phối, tổ chức cung ứng và tiêu dùng DVC mà địa bàn đô thị là nơi tiên phong. Các ứng dụng phổ biến nhất là công nghệ thông tin, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, thực tếảo, công nghệ na no, năng lượng sạch… với các phương thức tổ chức “thông minh”. Đối với dịch vụ công ích, công nghệ thông tin tạo nên thay đổi căn bản trong phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ, hình thành nên các hệ thống quản trịđô thị thông minh, giao thông thông minh, tòa nhà thông thông minh… với ưu thế vượt trội so với quản lý truyền thống. Thậm chí, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời dựa trên ưu thế công nghệ thông tin kết nối đã tạo thách thức đối với các dịch vụ truyền thống mà trường hợp Uber, Grab là những ví điển hình khi thách thức với taxi. Đặc biệt, trong quản lý các đô thị dân cư dân lớn, người nhập cư thường xuyên, mạng lưới giao thông phức tạp, nhu cầu giao dịch dịch vụ của người dân cao,… thì ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ sẽ tạo nên những đột phá mới cho hình thành “đô thị thông minh”.“

“Hội nhập quốc tế sâu rộng theo các hiệp định tự do thế hệ mới. Hội nhập quốc tế là một xu hướng không thểđảo ngược, dù mấy năm gần đây có xuất hiện trào lưu bảo hộ mậu dịch. Điều đáng nói là hội nhập theo các hiệp định tự do thế hệ mới đòi hỏi chất lượng cao hơn, nghiêm ngặt hơn so với các hiệp định tự do trước đây. Hội nhập quốc tế đối với DVC diễn ra khá chậm hơn so với các dịch vụ – hàng hóa thông thường khác. Song, lộ trình hội nhập quốc tế không loại trừ bất cứ lĩnh vực nào, kể cả những lĩnh vực trước đây được xem như chủ quyền quốc gia bất khả nhượng. Hội nhập nhiều loại hình DVC nằm trong các điều khoản khá phức tạp giữa nước ta với các nước và thể chếđa phương trong các vòng đám phán và đi đến ký kết. Trước hết là tự do thương mại – dịch vụ trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA),.. Có thể nói, các hiệp định tự do thế hệ mới đụng chạm tầng sâu các vấn đề phát triển DVC, đặt DVC trong quan hệ với thị trường thế giới, chấp nhận cạnh tranh; buộc nhà nước phải giảm dần độc quyền để ủy quyền hoặc nhượng quyền cho khu vực tư nhân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Trong

đó, địa bàn đô thị là nơi sẽ diễn ra gay gắt nhất của các hoạt động xuất - nhập khẩu dịch vụ, đầu tư, di chuyển lao động, cạnh tranh… giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ công trong và ngoài nước. Đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho các chủ thể trong nước xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, tạo thêm cơ hội giải quyết việc làm, chia sẻ kinh nghiệm quản lý dịch vụ công đô thị. “

Một phần của tài liệu Luận án những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)