cộng bằng xe buýt ở các đô thị tại Việt Nam
5.1.2.1. Mục tiêu
Để các đô thị có được sự phát triển bền vững với nền kinh tế thịnh vượng, xã hội công bằng và môi trường trong sạch thì GTĐT là một nhân tố quan trọng. Trên con đường hướng tới tương lai, các đô thị cần phải có được hệ thống giao thông bền vững trong đó:
“Đảm bảo khả năng tham gia giao thông thông suốt cho mọi nhu cầu: Đảm bảo công bằng trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ GTĐT; Gia tăng cơ hội và lựa chọn phương thức tham gia giao thông cho người dân; Nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng và phương tiện; Tăng cường năng lực cung của hệ thống GTVT“
“Đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động giao thông: Giảm số lượng và tần suất tai nạn; Giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông. “
“Giảm thiểu tác động đến môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm thiểu tiếng ồn, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng trong hoạt động giao thông. “
5.1.2.2. Quan điểm phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
“Phát triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nâng cao thị phần đảm nhận của loại hình VTHKCC bằng xe buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý, xây dựng hình ảnh xe buýt văn minh, thân thiện, góp phần kiềm chế tiến tới giảm thiểu ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường;“
“Phát triển mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt đảm bảo kết nối đến tất cả các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng độ bao phủđến các khu vực có nhu cầu đi lại lớn. Đồng thời kết nối thuận tiện với các công trình đầu mối (Nhà ga, sân bay, bến xe,…) và các loại hình vận tải công cộng, cá nhân khác (Đường sắt đô thị, taxi, xe khách tuyến cố định,…) “;
Cơ cấu mức giá vé hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân ở các địa phương;
“Từng bước nâng cao chất lượng và giảm tuổi đời đoàn phương tiện xe buýt; chú trọng đổi mới đoạn phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi; ưu tiên đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận đến dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt“;
“Phát triển kết cấu hạ tầng (điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng, nhà chờ) phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt đảm bảo cự ly tiếp cận thuận tiện của hành khách và cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. “
“Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành và cung cấp thông tin dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý điều hành; tăng cường đào tạo đội ngũ lái, phụ xe theo hướng chuyên nghiệp hóa.“
5.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội và các đô thị tại Việt Nam - Qua nghiên cứu trường hợp