Tuyến trùng khô đầu lá lúa Aphelenchoides besseyi Christie, 1942 1 Triệu chứng bệnh:

Một phần của tài liệu 7.-PL_Mot-so-benh-hai-pho-bien (Trang 30 - 32)

13.1. Triệu chứng bệnh:

Tuyến trùng hại trên lúa và phần ngọn cây lúa gây hiện tượng xoắn mút đầu lá lúa hoặc trắng ngọn, triệu chứng biểu hiện đặc trưng nhất vào thời kỳ lúa đứng cái - đòng trỗ. Cây bị hại phát triển không bình thường, đầu lá bị khô tóp, chóp lá biến màu trắng xám, lá và lá đòng cổ bông xoắn lại; cây thấp lùn, ít dảnh, nghẹn đòng, bông ngắn trỗ không thoát và hạt trắng lép giống triệu chứng bệnh khô đầu lá lúa do sinh lý vào cuối giai đoạn làm đòng đến trỗ, chín muộn. Tuyến trùng chui vào nách lá di chuyển lên hoa sau đó chui vào hạt làm bông kém phát triển, cổ bông chun lại, bông nhỏ, hạt có thể không chín được làm giảm năng suất tới 50% hoặc hơn nữa.

13.2. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Tuyến trùng Aphelenchoides besseyi có tính chuyên hoá hẹp, thực ký sinh và gây bệnh khô đầu lá trên cây lúa, chúng luôn sống trên cây và không dời khỏi cây ký chủ. đất chỉ là yếu tố giúp cho chúng lan truyền và chuyển sang trạng thái hoạt động sau khi tiềm ẩn trong hạt giống (nằm trú ngụ giữa phần vỏ và hạt gạo). Theo Cralley, 1949; Yoshii & Yamamoto, 1950; Todd & Atkin, 1958 thì tuyến trùng trong trạng thái tiềm sinh từ 8 tháng đến 3 năm sau thu hoạch. Tuyến trùng tồn tại qua hạt giống ở trạng thái tiềm sinh có thể kéo dài tới 2 - 3 năm hoặc nhiều năm, đây là nguồn bệnh ban đầu, hạt nhìn bên ngoài khó phân biệt với hạt khoẻ. Sau khi gieo hạt vào đất tuyến trùng ở trong hạt vươn theo mầm ra khỏi vỏ hạt, di chuyển nằm trong lá nõn cuốn tròn. Từ giai đoạn này đến khi lúa trỗ tuyến trùng thực hiện quá trình sinh sản

80

nhanh, nằm trong nách lá, bẹ lá và dùng kim chích hút vào mô lấy chất dinh dưỡng theo kiểu ngoại ký sinh. Theo sự phát triển của cây lúa, tuyến trùng di chuyển dần lên phía trên vào ngọn cây tới đòng, giai đoạn bao phấn của bông lúa quyết định khả năng tồn tại của tuyến trùng khô đầu lá trong hạt, đến khi lúa chín (gặt lúa) thì trên thân (rơm rạ) hầu như không có tuyến trùng, chúng chui vào hạt nằm cuộn tròn dưới lớp vỏ trấu và sống tiềm sinh ẩn náu trong đó. Hạt thóc trở lên nhiễm tuyến trùng và bệnh được lây lan nhờ hạt giống nhiễm bệnh. Sivakurma (1987) đã tìm thấy tuyến trùng

Aphelenchoides besseyi tái sinh sản trên rơm rạ do nấm Curvularia và Fusarium gây bệnh sau thu hoạch.

Loài A. besseyi xuất hiện trên cây lúa cùng có mặt của một số tuyến trùng khác như Meloidogyne graminicola nhưng ít thấy giữa chúng có mối quan hệ tác động với nhau cùng gây hại. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy tuyến trùng này làm giảm bệnh tiêm hạch lúa do nấm Sclerotium oryzae, khi nấm

Pyricularia oryzae xâm nhiễm gây bệnh đạo ôn đã thúc đẩy tuyến trùng A. besseyi sinh sản mạnh trên lá bệnh.

Tuyến trùng phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 280C, tối thiểu là 130C và tối đa là 430C, vòng đời từ 3 - 6 ngày ở nhiệt độ 25 - 310

C và 9 - 24 ngày ở nhiệt độ 14 - 200C. Tuyến trùng chết ở nhiệt độ 540C trong 10 phút, ở nhiệt độ 440C trong 4 giờ; ẩm độ thích hợp cho tuyến trùng phát triển là 70 - 90%; ẩm độ 100% hoặc mưa ẩm thuận lợi cho sự di chuyển, lan truyền từ cây nọ sang cây kia.

13.3. Biện pháp phòng trừ:

Không sử dụng hạt giống có tuyến trùng, không lấy hạt ở các ruộng, các vùng đang có bệnh. Sử dụng giống chống tuyến trùng và kết hợp với các biện pháp canh tác hạn chế tác hại của chúng dưới ngưỡng gây hại kinh tế, đốt sạch tàn dư cây bệnh tránh lây lan từ rơm rạ cũng như áp dụng các biện pháp khác. Chủ yếu sử dụng biện pháp xử lý hạt giống bằng nước nóng 52 - 570C với thời gian 15 phút, phơi lúa dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô ở nhiệt độ 30 - 350

C trước khi bảo quản. Kiểm định thóc giống trước khi nhập nội, theo IRRI thì có thể xử lý hạt bằng cách ngâm trong nước lạnh 3 giờ sau đó mới đưa vào nước nóng 52 - 570C với thời gian 15 phút.

81

Nam để xử lý hạt giống. Tuy nhiên, xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học còn hạn chế, thuốc hoá học ít nhiều ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầmcủa hạt giống, thuốc hoá học đắt tiền nên không kinh tế.

Một phần của tài liệu 7.-PL_Mot-so-benh-hai-pho-bien (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)