- Đặc điểm phát sinh gây hạ
8. Bệnh Khảm lá đậu tương Soybean mosaic virus – SMV Potyviridae
Bệnh được phát hiện năm 1900 tại Mỹ. Hiện nay, bệnh phổ biến trên các vùng trồng đậu tương trên thế giới và ở nước ta. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở nhiều vùng trồng đậu tương trên thế giới. Thiệt hại về năng suất có thể lên đến 50%, cá biệt có thể lên tới 90%. Bệnh có thể truyền qua hạt giống làm giảm chất lượng hạt giống.
8.1. Triệu chứng bệnh:
Triệu chứng bệnh thay đổi phụ thuộc vào giống, giai đoạn sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh.
154
vết xanh đậm và xanh nhạt xen kẽ nhau, lá cây bị nhiễm bệnh thường nhăn nheo, mép lá cong xuống. Lá bị biến dạng. đôi khi trên lá bệnh xuất hiện vết xanh đậm, hoặc các vết chết hoại chạy dọc theo gân chính. Cây bị nhiễm bệnh lùn hơn cây khoẻ và thường bị chín sớm. Số lượng nốt sần trên cây bệnh thường giảm so với cây khoẻ nên vai trò cố định đạm giảm, rễ cây bệnh thường bị thối đen. Ở những giống mẫn cảm cây có thể bị chết.
Bệnh gây hại trên quả làm quả đậu bị biến màu nâu , cong queo hạt lép. Hạt đậu tương bị nhiễm bệnh có các vết màu nâu hoặc màu tím hình chân chim thể hiện rõ trên vỏ.
Cây bị nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng rõ nhất ở nhiệt độ 18 - 200C. Dưới 150C và trên 300C cây thường bị mất triệu chứng.
8.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh khảm lá đậu tương do Soybean mosaic virus (SMV) gây ra. Virus gây bệnh thuộc nhóm Potyvirus. Virus SMV có hình sợi mềm khích thước 750 nm x 15 - 18 nm.
Axit nucleic là ARN dạng sợi đơn, phân tử lượng 3,25 x 106. Virus sinh ra thể vùi trong tế bào cây bệnh, thể vùi có hình múi khế hoặc hình chong chóng. Thời gian tồn tại của virus trong dịch cây bệnh là 2-5 ngày, Q10 là 55 - 700C. Khi bị chiếu tia cực tím virus bị mất hoạt tính trong 2 giờ. độ pH thích hợp là 6. Nhiệt độ thích hợp để virus nhân lên trong tế bào cây bệnh là 21 - 260C.
8.3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Virus gây bệnh có thể tồn tại và lan truyền qua hạt giống. Trong hạt giống virus có thể tồn tại được 2 năm. Ngoài ra virus có thể lan truyền qua nhiều loại rệp muội như Aphis gossypii, A. cracivora, A. citricola, Rhopalosiphum maydis
theo kiểu không bền vững.
Virus có phạm vi ký chủ rộng, gây hại trên khoảng 30 loài cây trồng đặc biệt là những cây họ đậu.
Bệnh phát triển mạnh trên cây đậu tương trồng vào vụ đông vào giai đoạn cây ra hoa và hình thành quả. Bệnh gây hại nặng trên những ruộng đậu tương chăm sóc kém, bón nhiều đạm hoặc bón phân không cân đối.
155
8.4. Biện pháp phòng trừ
Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh. Lấy giống từ những vùng không bị bệnh, Chọn lọc giống, loại bỏ những hạt giống mang triệu chứng bệnh. Trồng xen đậu tương với cây trồng không phải là ký chủ của rệp. Phun thuốc hoá học phòng trừ rệp, hoặc bẫy rệp bằng các bẫy dính màu vàng. Có thể dùng biện pháp sinh học, sử dụng các chủng virus nhược độc để lây bệnh cho cây con, tạo khả năng kháng bệnh đối với chủng virus gây hại có độc tính cao.
156
PHỤ LỤC 10. BỆNH HẠI LẠC