Bệnh Sương mai đậu tương Peronospora manshurica (Naum.) Syd 1 Triệu chứng bệnh

Một phần của tài liệu 7.-PL_Mot-so-benh-hai-pho-bien (Trang 98 - 99)

- Đặc điểm phát sinh gây hạ

4. Bệnh Sương mai đậu tương Peronospora manshurica (Naum.) Syd 1 Triệu chứng bệnh

4.1. Triệu chứng bệnh

Bệnh xuất hiện ở thời kỳ cây trưởng thành gây hại trên các bộ phận của cây như lá, thân quả và hạt. Trên lá, vết bệnh là các vết đốm màu xanh vàng không định hình nằm rải rác ở mặt trên lá. Vết bệnh có thể nằm dọc các gân lá, có màu nâu vàng gây cháy khô lá. Cây bị bệnh nặng, vết bệnh lan sang quả và xâm nhiễm vào hạt. Ở mặt dưới lá bị bệnh và bên trong quả bị nhiễm bệnh có lớp mốc trắng xám, hạt bị nhiễm bệnh thường bị lép và có lớp bột màu trắng ở trên bề mặt hạt. Hạt bị nhiễm nấm Peronospora manshurica hạt nhỏ, màu sáng hơn so với hạt khoẻ. Hàm lượng dinh dưỡng (protein, axit béo và dầu) cũng bị ảnh hưởng khi hạt nhiễm nấm P. manshurica.

4.2. Nguyên nhân gây bệnh - đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

Nấm gây bệnh là Peronospora manshurica (Naum.) Syd. thuộc họ

Peronosporaceae, bộ Peronosporales, lớp Nấm Tảo.

Cành bào tử phân sinh đơn bào, không màu, phân nhánh kép tờ 6 - 7 cấp, đỉnh nhánh nhọn và cong. Bào tử phân sinh đơn bào, hình trứng, kích thước 16 - 20 x 20 - 24mm. Giai đoạn sinh sản hữu tính sinh ra bào tử trứng hình cầu, có màu hơi vàng, tồn tại trong quả và mô cây bệnh trở thành nguồn bệnh lâu dài trong đất. Nguồn bệnh là bào tử trứng trên hạt bị nhiễm xâm nhiễm vào cây qua rễ. Ngoài ra, sợi nấm bào tử phân sinh cũng đóng vai trò là nguồn bệnh cho vụ sau. Hạt được trồng trong đất ẩm và cằn cỗi cây con dễ bị nhiễm bệnh từ lớp vỏ ngoài của hạt. Nghiên cứu trong phòng cho thấy nguồn bệnh được truyền từ bào tử trứng ở lớp vỏ ngoài của hạt ở điều kiện nhiệt độ 150

C là 16%; ở 200C là 1% và ở 250C là 0%.

Bệnh sương mai đậu tương thường phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ khoảng 200C. Bệnh gây hại nặng từ tháng 3 đến tháng 5 ở vụ đậu tương xuân vào giai đoạn cây có từ 4 - 5 lá kép. Theo Bernard R.L. (1989) cho thấy năng suất bị giảm 10% trên những cánh đồng trồng giống kháng so với giống nhiễm.

148

4.3. Biện pháp phòng trừ

Chọn giống sạch bệnh, nguồn giống cần được kiểm nghiệm trước khi gieo trồng. Xử lý hạt giống, tiêu hủy và dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch. Sử dụng thuốc BVTV có trong DM thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 7.-PL_Mot-so-benh-hai-pho-bien (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)