Các yếu tố tới nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam (Trang 66)

5. Bố cục của luận văn

3.3.Các yếu tố tới nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành

thành viên Apatit Việt Nam

3.3.1. Chất lượng hệ thống giáo dục- đào tạo và y tế

Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, một trong những chiến lược của Việt Nam để đạt được tăng trưởng kinh tế hơn nữa là việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục cũng như nâng cao chất lượng người lao động, vốn bị các nhà quan sát bên ngoài coi là tụt hậu so với các nước Đông Nam Á khác. Những chính sách cải cách nổi bật của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 nhằm tìm cách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực là tăng cường tuyển sinh giáo dục đại học và hiện đại hóa giáo dục để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa đất nước trong môi trường toàn cầu. Mục tiêu của một số cải cách giáo dục hiện

78

trách nhiệm báo cáo đánh giá người học cho phòng quản lý nhân sự và lãnh đạo các bộ phận. Lãnh đạo các bộ phận thông qua quá trình quan sát người lao động tại nơi làm việc và trực tiếp kiểm tra kết quả thực hiện công việc của họ hàng ngày sẽ cung cấp các thông tin liên quan về mức độ thay đổi hành vi lao động, thái độ ứng xử tại nơi làm việc và đối với công việc của người học ra sao, hoặc họ có thể cung cấp bảng kết quả đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động trước và sau khi được đào tạo. Công ty có thể đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như: Mức độ thành thạo tay nghề của người lao động; Khả năng đảm bảo an toàn trong lao động; Khả năng phối kết hợp với người khác; Mức độ tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm,…

Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực, bên cạnh đa dạng hóa hình thức đào tạo, nâng cao chất giáo viên thì cần sự nỗ lực, tự giác của chính người học. Cán bộ phòng quản lý nhân sự và ban giám đốc cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng, từ đó, đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo và tạo điều kiện tối đa để người lao động có thể tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Người lao động cần nhận thức được ý nghĩa của công tác đào tạo giúp họ nâng cao tay nghề, cải thiện kỹ năng thái độ lao động và qua đó giúp họ tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình. Do đó, người lao động cần sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo, chủ động rèn luyện nâng cao tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của tổ chức.

4.2.3. Nâng cao chất lượng môi trường làm việc

Môi trường làm việc tác động tới sự phát triển của người lao động. Nếu môi trường làm việc tốt, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc thì người lao động sẽ dễ dàng phát huy năng lực và mong muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty. Do đó, việc nâng cao chất lượng môi trường làm việc là cần thiết

79

đối với sự phát triển của doanh nghiệp và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng môi trường làm việc công ty nên áp dụng chế độ về thời gian làm việc hợp lý, linh hoạt và đảm bảo cơ sở vật chất - điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cho người lao động. Để nâng cao chất lượng lao động cũng như hiệu quả công việc, người lao động cần có một chế độ làm việc hợp lý và điều kiện nghỉ ngơi thoải mái, thuận tiện để có thể tái tạo sức lao động và nâng cao thể lực. Công ty nên chú trọng nâng cao thể lực và đảm bảo sức khỏe cho người lao động thông qua các giải pháp cụ thể như: Xây dựng tiến độ sản xuất và định mức lao động hợp lý, có quy định rõ ràng về làm thêm giờ - nghỉ ngơi giữa giờ phù hợp theo thỏa ước lao động tập thể và thực hiện theo quy định của luật lao động. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà công ty cần quan tâm, đặc biệt khu vực khai thác. Công ty cần thường xuyên xem xét, cải thiện, nâng cấp chất lượng điều kiện về máy móc, thiết bị và nhà xưởng đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động. Để thực hiện thành công giải pháp này đòi hỏi công ty cần có sự đầu tư vào máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất. Ngoài ra, công ty cần chú trọng điều kiện nghỉ ngơi để giúp người lao động giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe thể lực sau mỗi giờ làm việc dài. Giải pháp này sẽ giảm thiểu đi những tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra, tránh lãng phí thời gian di chuyển, thời gian sinh hoạt cá nhân và tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp qua đó thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực.

4.2.4. Nâng cao sự đoàn kết gắn bó giữa các nhân viên trong công ty

Hiện nay các chiến lược phát triển kỹ năng làm việc nhóm chưa đạt được hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đoàn kết, công ty chưa gắn kết được các nhân viên.

80

nâng cao năng lực bản thân hơn. Thực tế hiện nay việc trao đổi, giúp đỡ giữa cá nhân lao động trong công ty còn khá hạn chế. Do đó, để nâng cao sự gắn kết giữa các cá nhân trong công ty, ban giám đốc nên tận dụng chương trình văn hóa, giao lưu văn nghệ, thể thao để khuyến khích tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân và các phòng ban. Những chương trình được tổ chức phải đảm bảo chất lượng và tinh thần của sự giao lưu, nâng cao tinh thần đoàn kết. Tránh trường hợp, một số cá nhân vụ lợi, lấy tiền cho riêng mình. Do thực tế, nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn nên không thể tham gia chương trình du lịch, tham quan cùng công ty. Để khắc phục điều này công ty có thể thay bằng các chương trình giao lưu, liên hoan nhỏ để tất cả người lao động có thể tham gia. Trong phiếu đóng góp ý kiến, công ty nên đưa chỉ tiêu đánh giá của người lao động về các chương trình văn hóa, giao lưu văn nghệ để lấy đó làm căn cứ thay đổi.

Bên cạnh chương trình giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, công ty có thể tổ chức cuộc thi nghiên cứu, đề xuất ý tưởng giúp công ty phát triển trong tương lai. Việc này sẽ đem lại hai lợi ích. Thứ nhất, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, nỗ lực phát triển của người lao động. Qua đó, nâng cao chất lượng lao động cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhờ vào ý tưởng của chính nhân viên. Thứ hai, trong hoạt động nghiên cứu này, nhân viên sẽ phải hợp tác với nhau để thực hiện nghiên cứu. Hoạt động này giúp người lao động gắn bó, đoàn kết với nhau hơn. Nói cách khác là tăng cường sự gắn bó, đoàn kết giữa người lao động trong công ty.

4.3. Kiến nghị

* Đối với Chính phủ

Để phát triển tốt chất nguồn nhân lực thì công ty Apatit nói riêng và tất cả các công ty khác nói chung đều cần đến sự giúp đỡ của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách lương thưởng, nâng cấp hệ thống giáo dục- y tế. Hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam khá nhiều bao gồm cả

81

trong và ngoài nước, nhưng việc kết nối với đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để giúp công ty dễ dàng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả kiến nghị Chính phủ đưa ra nhiều chương trình tuyển dụng và ngày hội tuyển dụng để có thể giúp công ty kết nối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, để tạo ra nguồn nhân lực này cũng cần sự thúc đẩy của Chính phủ trong phát triển hệ thống giáo dục và y tế. Chính phủ nên đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển hệ thống giáo dục quốc gia. Việc đầu tư này không chỉ hướng tới các bậc giáo dục thông thường mà nên chú trọng cả đầu tư phát triển đội ngũ lao động tay học nghề.

82

KẾT LUẬN

Hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2015- 2019 đã đạt được nhiều điểm tích cực, góp phần vào cải thiện nguồn nhân lực cho công ty. Trong thời gian qua, công Apatit Việt Nam đã luôn nỗ lực, học hỏi những thành công về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cả nước để từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý và đưa ra các chương trình, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Qua quá trình nghiên cứu hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, luận văn đã đạt thực hiện được những mục tiêu sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dựa trên cơ sở lý luận, nghiên cứu, luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2015- 2019. Kết quả cho thấy công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực đã được thực hiện theo đúng các bước như kế hoạch đề ra. Các chương trình đào tạo về cơ bản đã làm hài lòng người lao động. Chất lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như công tác sử dụng, luân chuyển nhân viên của công ty chưa có hiệu quả; Sự quan tâm của công ty tới người lao động còn hạn chế. Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên trong hoạt động lập kế hoạch đào tạo là chưa hiệu quả. Về cơ bản chương trình đào đã giúp người lao động nâng cao hiệu quả công việc, tuy nhiên số lượng nhân viên chưa áp dụng được vào thực tiễn và chỉ áp dụng được một phần phản ánh chương trình đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Bên cạnh đó luận văn thực hiện đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm: Chất lượng hệ thống giáo dục- đào tạo và y tế, xu hướng phát triển của thị trường lao động, điều kiện môi trường làm việc, chính sách khen thưởng phi tài chính, khuyến khích người lao động và mối quan hệ giữa các nhân viên.

83

Căn cứ vào thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã nêu ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng người lao động, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tăng cường sự gắn kết giữa các nhân viên và nâng cao chất lượng môi trường làm việc.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấp, P. C. (2004), Giáo trình kinh tế chính trị Mac- Lenin. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2015). Báo cáo tổng kết công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2015)

3. Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2016). Báo cáo tổng kết công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2016)

4. Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2017). Báo cáo tổng kết công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2017)

5. Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2018). Báo cáo tổng kết công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2018)

6. Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2019). Báo cáo tổng kết công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (2019)

7. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

8. Hoàng An Quốc (2005), Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế của một số nước trong khu vực và hướng đi của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, TP Hồ Chí Minh.

9. Huỳnh Thị Nhân (2007). “Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu

cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động & Xã hội

10.Lê Kim Dung (2017), Chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập. Truy cập tại: https://enternews.vn/chat-luong-nguon-nhan-luc-trong- boi-canh-hoi-nhap -127468.html

11.Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

85

nước”, Tạp chí thông tin thị trường lao động, tháng 1/2003

13.Nguyễn Ngọc Quân (2007) Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14.Nguyễn Chí Thành (2002), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực ngân hàng nhà nước, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

15.Ngô Thị Ánh (2002) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nền tảng cho sự

thành công trong doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Tháng 11/2002.

16.Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

17.Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân. (2004). Quản lý nguồn nhân lực ở Việt

Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản khoa học xã hội 18.Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2007.

19.Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

86

Phụ lục

PHIẾU ĐIỀU TRA

Chúng tôi thiết kế bản điều tra này nhằm xin ý kiến đánh giá của anh/chị để phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học: “Nâng cao chất nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam”. Mong anh/chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời cho chúng tôi các câu hỏi trong phiếu điều tra này.

Chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật thông tin cá nhân của anh/ chị, không công bố, in ấn, phát hành. Nó chỉ có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn quý vị!

I. Thông tin chung về người được phỏng vấn

1.1. Họ và tên:……….Tuổi:………...… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Bộ phận công tác:………..

II. Các vấn đề liên quan đến hoạt động nâng cao chất lượng lao động tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

Dưới đây là những câu hỏi liên quan hoạt động nâng cao chất lượng lao động tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam . Xin mời anh/ chị đánh khoanh vào câu trả lời thể hiện quan điểm của anh/chị.

1. Anh/ chị đánh giá như thế nào về chất lượng công tác tuyển dụng của công ty? a. Rất tốt b. Tốt c. Trung bình d. Kém e. Rất kém

2. Anh/ chị đánh giá như thế nào về thông tin tuyển dụng của công ty?

a. Rất rõ ràng b. Rõ ràng c. Trung bình

87 d. Không rõ ràng

e. Hoàn toàn không rõ ràng

3. Anh/ chị đánh giá như thế nào về sự phù hợp giữa vị trí đang làm và chuyên ngành mà anh/chị được đào tạo?

a. Rất phù hợp b. Phù hợp c. Bình thường d. Không phù hợp e. Rất không phù hợp

4. Anh/ chị đánh giá như thế nào về chất lượng nhân viên làm công tác tuyển dụng tại công ty?

a. Rất tốt b. Tốt

c. Trung bình d. Kém

e. Rất kém

5. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của anh/ chị có được thỏa mãn hay không?

a. Có b. Không

6. Kế hoạch đào tạo có phù hợp với thực tế công việc của anh/ chị?

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam (Trang 66)