3. Bulông ổ trục dưới của một thanh truyền động cơ đốt trong (hình 10.17)
5.6.1 Trình tự thiết kế bộ truyền đai dẹt
Kích thước của bộ truyền đai dẹt được tính toán thiết kế theo trình tự sau : 1 Chọn loại vật liệu đai. Tùy theo vận tốc dự kiến, và điều kiện làm việc, lựa chọn đai cao su, đai sợi tổng hợp, hoặc đai vải. Trong đó đai vải cao su được dùng nhiều hơn cả.
2 Xác định đường kính bánh đai nhỏ theo công thức kinh nghiệm: 3 1 1 1 1100 1300 P d n
Có thể lấy d1 theo dãy số tiêu chuẩn : 50, 55, 63, 71, 80, 90, 100, 112, 125, 140, 160, 180, 200, 224, 250, 280, 315, ....
Tính vận tốc v1, v1 = .d1.n1/(6.104), kiểm tra điều kiện . Nếu không thỏa mãn thì phải giảm giá trị đường kính d1. Có thể lựa chọn vmax khoảng (20 30) m/s
3 Tính đường kính đai bị dẫn d2, d2 = d1.i.(1-), lấy giá trị của trong khoảng 0,01 0,02. Có thể lấy d2 theo dãy số chuẩn. Khi lấy d2 theo tiêu chuẩn, thì cần kiểm tra tỷ số truyền và số vòng quay n2. Điều chỉnh d1 và d2 sao cho i và n2 không được sai khác với đầu bài quá 4%
4 Xác định khoảng cách trục a và chiều dài L. Xác định chiều dài nhỏ nhất Lmin của đai. Tính khoảng cách amin theo Lmin . Kiểm tra điều kiện amin
2.(d1 + d2). Nếu thỏa mãn, lấy a = amin và lấy L = Lmin. Nếu không thỏa mãn, lấy a = 2(d1 + d2), tính theo a. Lấy thêm một đoạn chiều dài L0 để nối đai, tùy theo cách nối đai có thể lấy L0 trong khoảng 100 400 mm
5 Tính góc ôm 1 . Kiểm tra điều kiện 1500. Nếu không đạt, thì phải tăng khoảng cách trục a, và tính lại chiều dài L.
6 Xác định tiết diện đai. Chọn trước chiều cao h của đai, h 40/d1, lấy h theo dãy tiêu chuẩn. Tính chiều rộng b của đai, lấy b theo dãy tiêu chuẩn.
7 Tính chiều rộng B của bánh đai. Lấy B = 1,1.b + (10 15) mm. Chọn các kích thước khác của bánh đai, vẽ kết cấu bánh đai dẫn và bánh đai bị dẫn.
8 Tính lực căng ban đầu F0, kiểm tra điều kiện căng ban đầu F0/(b.h) 1,8 Mpa.
9 Tính lực tác dụng lên trục Fr