Kết cấu trục

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý - Chi tiết máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 118 - 119)

2. Cho bộ truyền trục vít – bánh vít với các số liệu như sau: Số vòng quay

8.1.3.1Kết cấu trục

Các yếu tố quyết định kết cấu trục:

- Trị số và tình hình phân bố tải trọng tác dụng lên trục; - Cách bố trí và cố định các tiết máy trên trục;

- Phương pháp gia công và lắp ghép;

- Quy mô và khả năng chế tạo của cơ sở sản xuất.

Kết cấu trục

Kết cấu của trục được xác định theo tình hình phân bố lực tác dụng lên trục, cách bố trí và cố định các tiết náy lắp trên trục, phương pháp gia công và lắp ghép v.v...

Trục thường được chế tạo có dạng hình trụ tròn nhiều bậc (gồm nhiều đoạn có đường kính khác nhau). Ít khi dùng trục trơn, có đường kính không đổi theo chiều dài vì không thích hợp với đặc điểm phân bố ứng suất tròn trục: ứng suất thay đổi theo chiều dài trục; mặt khác lắp ghép và sửa chữa khó khăn, phức tạp.

Khi cần giảm khối lượng có thể làm trục rỗng, tuy nhiên giá thành chế tọa khá đắt

Một số chú ý khi định kết cấu trục

- Ngõng trục là đoạn trục lắp với ổ trục và thân trục là phần trục để lắp các tiết máy quay. Đường kính ngõng trục và thân trục phải lấy theo trị số tiêu chuẩn

(theo dãy) để thuận tiện cho việc chế tạo và lắp ghép. Riêng đoạn trục tự do (phần không lắp các tiết máy) đường kính không cần tiêu chuẩn.

- Một lần hạ bậc trục, đường kính được phép giảm tối đa từ 10-15 mm. Tại nơi hạ bậc trục phải có bán kính góc lượn, bán kính góc lượn càng lớn càng tốt, dạng elíp là tốt nhất;

- Để đảm bảo khi lắp ráp, chi tiết máy có thể tỳ sát vào bề mặt định vị của vai trục và giảm tập trung ứng suất thì bán kính góc lượn của vai trục phải nhỏ hơn bán kính góc lượn của tiết máy quay và đường kính tại vai trục phải đủ lớn;

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý - Chi tiết máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 118 - 119)