1 Phân loại và Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Khi mới thành lập, toàn Chi nhánh chỉ có 39 cán bộ với 4 phòng
nghiệp vụ và Ban giám đốc Cho đến nay chi nhánh đă có 85 cán bộ và thành lập thêm Phòng Thẩm định, 6 phòng giao dịch: Hàng Trống, Hàng Lược, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Bắc Linh Đàm, 1 Chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Nhân Chính Các Phòng đều có quy định chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động rõ ràng, bổ nhiệm các chức danh điều hành gồm các Trưởng phòng, Phó phòng phù hợp với trình độ, nghiệp vụ, khả năng đáp ứng công việc của từng người, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung
Theo như số lượng cán bộ hiện tại của Chi nhánh thì việc phân loại nguồn nhân lực được thực hiện như sau:
Cán bộ lãnh đạo: Là cấp quản trị cao nhất, là người đứng đầu, là người chỉ huy, có quyền hạn cao nhất, có trách nhiệm lớn nhất trong Chi nhánh Gồm 4 người trong đó có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc
Giám đốc Chi nhánh là người hoạch định chiến lược kinh doanh, chương trình, kế hoạch công tác chung, tổ chức, nhân sự và cũng nằm trong tổ kiểm toán nội bộ của Chi nhánh
Các Phó Giám đốc là những người phụ trách các chức năng riêng của mình, cùng Giám đốc điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện các công việc khác do Giám đốc uỷ quyền
Các quản trị viên cấp trung gian: là những người phụ trách, đứng đầu các bộ phận, các phòng ban, các Chi nhánh Là những người trực tiếp điều hành, chỉ đạo đối với các bộ phận Gồm có 12 người
Các chuyên gia: bao gồm tất cả những người được các nhà lãnh đạo sử dụng với tư cách làm tham mưu, cố vấn Các chuyên gia của chi nhánh đa số là các cử nhân kinh tế hoặc cao cấp Ngân hàng đã có thâm niên công tác tại chi nhánh hoặc đảm nhiệm các trức vụ tương đương ở nơi khác Họ có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, lực lượng này chiếm đông đảo trong toàn chi nhánh, gồm 27 người
Nhân viên thừa hành: bao gồm tất cả các nhân viên trong Chi nhánh là những người tiếp nhận và thực thi các mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo, lực lượng này chiếm phần lớn và giữ một vai trò quan trọng trong Chi nhánh, gồm 69 người
Hình 9 -Bảng phân loại nguồn nhân lực tại Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội
Cán bộ lãnh đạo
Quản tri
viên cấp TG Chuyên gia
Nhân viên thừa hành
Hình 10 - Cơ cấu lao động theo giới tính
Qua bảng phân tích cơ cấu lao động tại Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội cho ta thấy rằng: Tỷ lệ lao động là nữ giới chiếm 55 3% trong khi đó tỷ lệ này là 44 7% ở nam giới Điều này là hoàn toàn phù hợp ở một đơn vị kinh doanh sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
Cơ cấu tuổi của lực lượng lạo động:
Hình 11 - Cơ cấu tuổi lực lượng lao động Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội
Qua bảng phân tích cơ cấu tuổi của lực lượng lao động hiện có trong tổ chức giúp nhà hoạch định nguồn nhân lực có thể dự đoán được cung nhân lực hiện tại và trong tương lai của chi nhánh Dựa trên bảng phân tích ta có thể đưa ra nhận xét sau: Nhân lực trong chi nhánh có độ tuổi trung bình là trẻ, phần lớn có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực hiện tại cũng như trong thời gian dài tới nếu như không có sự thay đổi trong công việc
Tỷ lệ lao động nữ ở độ tuổi dưới 25 và chưa lập gia đình chiếm không đáng kể Hơn nữa, họ lại nằm trong danh sách lao động hợp đồng của Ngân hàng Vì vậy, tỷ lệ này không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch nhân lực của Ngân hàng Bên cạnh đó, một sự an toàn về tỷ lệ lao động đến tuổi về hưu trong tổ chức cũng phần nào giúp cho việc cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai được thuận lợi hơn Tuy vậy, tỷ lệ lao động nữ ở độ tuổi sinh đẻ lớn
Độ tuổi Nam Nữ <35 14 27 35 ÷ 50 21 20 > 50 3 0 Tổng 38 47 STT Chỉ tiêu Biên chế Hợp đồng 1) Tổng số lao động- Nam - Nữ 71 30 41 14 8 6 2) Độ tuổi trung bình 33 22
sẽ là một khó khăn cho công tác quản trị nguồn nhân lực khi những lao động nữ này sinh con hoặc trường hợp "con đau mẹ nghỉ"… gây khó khăn cho việc sắp xếp nhân lực, bổ sung thay thế
Hình 12 - Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn đào tạo
(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự)
Từ bảng cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn đào tạo, ta thấy rằng nguồn nhân lực đang làm việc tại Chi nhánh có trình độ chuyên môn tương đối cao, trong đào tạo sau đại học là 4 người chiếm 4,7%, đào tạo đại học 66 người chiếm 77,6%, tất cả đều có trình độ tiếng Anh từ B trở lên, ngoài ra số cán bộ có trình độ cử nhân tin học là 8 người Đây là một thuận lợi cho Chi nhánh trong công tác quản lý nguồn nhân lực vì mọi nhân lực đều có trình độ đại học sẽ dễ dàng cho các nhà quản lý của Chi nhánh trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào làm việc cũng như tận dụng sự năng động của đội ngũ nhân lực vừa trẻ vừa có trình độ này
* Đánh giá định tính công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực:
Xuất phát từ thực tế, quy mô tổ chức của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội còn nhỏ, tính đến tháng 06 năm 2005 tổng số cán bộ nhân viên là 85 người Chi nhánh chưa có phòng quản lý nguồn nhân lực riêng, công tác quản lý nguồn nhân lực còn mang tính phi chính thức Việc xác định
Chỉ tiêu Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Trình độ ngoại ngữ Sa u ĐH Đại học Cao đẳng Trun g cấp Cao cấp Trun g cấp Sơ cấp ĐH T An h An hC Anh B Tiến g khác Tổng 4 66 5 7 28 1 56 3 7 75 1 Tỷ lệ(%) 4 7 77 6 5 8 8 2 32 9 1 17 65 8 3 5 8 2 88 2 1 17
nhu cầu nhân lực chỉ xác định trong từng năm một chưa có kế hoạch dài hạn, căn cứ vào thực tế công việc, tình hình sử dụng nguồn nhân lực hiện có
Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực hàng năm của Chi nhánh được thực hiện hàng năm trên cơ sở là các kế hoạch công việc, nhiệm vụ được Ngân hàng No&PTNT Việt Nam giao và các mục tiêu mà Ban lãnh đạo Chi nhánh đề ra trong một năm hoạt động Trên cơ sở định hướng năm tới, ban lãnh đạo cùng các đơn vị, bộ phận của Chi nhánh đưa ra những dự kiến về nguồn nhân lực Trên cơ sở các báo cáo của các phòng, ban kết hợp với việc đánh giá xem xét lại thực tế nguồn nhân lực hiện có tại Chi nhánh và đưa lên Ngân hàng No&PTNT Việt Nam xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong hệ thông Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hiện tại theo các tiêu thức: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quá trình công tác tại Chi nhánh Qua đó rà soát lại, đưa ra kế hoạch hóa nguồn nhân lực hàng năm Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Chi nhánh thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá nguồn nhân lực và tình hình sử dụng hiện có về các mặt trình độ chuyên môn, tuổi, thâm niên nghề nghiệp
Bước 2: Đưa ra các dự kiến nguồn nhân lực theo kế hoạch của năm tiếp theo
Nhìn chung, công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực chưa thật sâu sắc, dự kiến kế hoạch nhân lực chỉ dựa trên cơ sở tổng thể kế hoạch công việc, các nhiệm vụ được giao, và mục tiêu cần hoàn thành
2 Công tác tuyển dụng nhân viên
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân tố con người quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nên ngay từ khi mới thành lập cho đến nay Chi nhánh đã không hề coi nhẹ chiến lược tuyển dụng Để có đội ngũ cán bộ nhân viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng cho nhu cầu công việc, và đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh doanh của mình nhằm đạt được mục tiêu của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam giao Ngay từ ngày đầu thành lập cho đến nay Chi nhánh đã tuyển được hàng chục nhân viên mới vào làm việc để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực của tổ chức Vì Chi nhánh có quy mô nhỏ, chưa có phòng ban chuyên trách quản lý nguồn nhân lực nên toàn bộ công tác tuyển dụng do phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm Việc tuyển dụng được Chi nhánh thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu:
- Nhu cầu về nhân lực đáp ứng những sự thay đổi của KHCN trong ngành Ngân hàng
- Nhu cầu về mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn
- Nhu cầu về nhân lực để thay thế những lao động do nghỉ hưu, ốm đau, thai sản, xin thôi việc, hoặc xin chuyển công tác…
Bước 2: Xây dựng các tiêu chuẩn và các yêu cầu:
Công tác tuyển dụng của Chi nhánh rất chặt chẽ do yêu cầu, tính chất công việc và lĩnh vực hoạt động của ngành Ngân hàng làm cho đòi hỏi của công việc tương đối cao Yêu cầu tuyển dụng của Chi nhánh cũng rất cao, đối với nam là tốt nghiệp đại học hệ chính quy, bằng khá trở lên, đối với nữ là tốt nghiệp đại học hệ chính quy bằng giỏi trở lên Ngoài ra còn các yêu cầu về các loại bằng cấp khác như trình độ tiếng Anh, tin học yêu cầu về hình thức đối với Nam là cao trên 1 65 mét và đối với nữ là trên 1 58 mét
Bước 3: Thăm dò nguồn tuyển
Nguồn tuyển dụng của Chi nhánh bao gồm cả bên trong và bên ngoài Nhưng việc tuyển dụng được thực hiện bởi hệ thống ngành Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Đây là cơ quan chuyên trách về nguồn nhân lực của toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp thực hiện và phân giao về cho các Chi nhánh cấp dưới tiếp nhận Trong một số trường hợp việc tuyển dụng được thực hiện bởi Chi nhánh Công việc thăm dò nguồn tuyển dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được tiến hành như sau:
Nguồn nội bộ: bao gồm trong nội bộ Chi nhánh và các đơn vị khác
trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam khi công tác tuyển mộ được tiến hành thì phòng Tổ chức-Hành chính sẽ thông báo đến các đơn vị trong hệ thống và các phòng ban nghiệp vụ khác, từng bộ phận sẽ xem xét thấy ai có khả năng đảm nhiệm công việc thì thông báo lại cho phòng tổ chức, những người này xem xét và ghi vào danh sách ứng viên Hoặc trong một số trường hợp Chi nhánh dùng biện pháp thuyên chuyển cán bộ từ nơi thừa đến nơi thiếu để cân đối cơ cấu tổ chức Phương pháp này có điểm lợi là nếu tuyển chọn người của Chi nhánh hoặc cán bộ chuyển công tác từ trung ương xuống thì sẽ giảm được khoản phí tuyển dụng, mặt khác những người này có kinh nghiệm hơn vì họ đã quen với các công việc trong lĩnh vực hoạt động, quen với Chi nhánh
Mặc dù tuyển nội bộ có nhiều ưu thế nhưng Chi nhánh có quy mô nhỏ, lại mới được thánh lập không lâu nên ưu thế dành cho tuyển nội bộ là không nhiều vì sau khi tuyển mộ sẽ dẫn tới thiếu người ở vị trí cũ
Tuyển bên ngoài: được thực hiện sau khi tuyển nội bộ không đáp ứng
được nhu cầu tuyển dụng nhân lực của Chi nhánh hoặc Chi nhánh đang cần trẻ hoá đội ngũ cán bộ, muốn bổ sung các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới hiện đại… Các nguồn tuyển bên ngoài khá phong phú, như sự giới thiệu của các nhân viên trong tổ chức, các người dự tuyển ngẫu nhiên, sinh viên vừa mới tốt nghiệp đã có quá trình thực tập tại Ngân hàng Ưu điểm của tuyển dụng từ bên ngoài giúp Ngân hàng lựa chọn được các "cán bộ đặc biệt" mà Ngân hàng đang cần hoặc thiếu Nhưng chi phí tuyển dụng lại cao và tốn kém thời gian cho công việc này
Bước 4: Thông báo và quảng cáo
Thông báo: thường được dùng trong trường hợp tuyển dụng nội bộ Khi đó chỉ cần thông báo tại vị trí cần tuyển, tại phòng nhân sự của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trụ sở chính số 2 Láng Hạ
Quảng cáo: Thường được sử dụng khi Ngân hàng cần tuyển dụng bên ngoài, vì nó là phương tiện rất hiệu quả để thu hút và hấp dẫn người dự tuyển Việc quảng cáo thường được đăng lên báo địa phương, trên truyền hình TW hoặc đia phương
Bước 5: Thu hồ sơ và sơ tuyển
Sau khi thông báo và quảng cáo, bộ phận tuyển dụng nhân viên của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tiến hành giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ
Sơ tuyển đó là quá trình nghiên cứu hồ sơ và lựa chọn các hồ sơ đạt yêu cầu Việc nghiên cứu hồ sơ thường được sử dụng hiện nay như: đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, các chứng chỉ và văn bằng cần thiết, giấy khám sức khoẻ…
Bước 6: Thi tuyển và phỏng vấn lựa chọn
Việc thi tuyển được thực hiện đối với tất cả các ứng viên đủ tiêu chuẩn ở vòng sơ loại Đây là đợt thi nghiêm túc và công khai để chọn ra những ứng viên xuất sắc, có năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc sau này Thi tuyển thường gồm 3 phần: kiến thức chuyên môn, tin học văn phòng và
thi tiếng Anh Đề thi có thể do Ngân hàng ra đề hoặc do Ngân hàng thuê các trường ĐH ra đề để sát với thực tế kiến thức của các ứng viên hơn
Phỏng vấn lựa chọn được thực hiện đối với các ứng viên đã qua vòng thi tuyển Việc phỏng vấn lựa chọn là rất cần thiết để ra quyết định tuyển dụng, thông qua đó nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về các ứng viên hơn
Bước 7: Ra quyết định tuyển dụng
Bước 8: Công tác hoà nhập người mới vào vị trí
Công tác làm hòa nhập người lao động: do quy mô của Chi nhánh không lớn nên quá trình làm hòa nhập người lao động là một quá trình phi chính thức Sau khi người lao động được tuyển dụng, họ sẽ được gửi đến các đơn vị, bộ phận mà họ sẽ công tác Tại đây họ được những nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn cho làm quen với môi trường và công việc mà họ sẽ thực hiện, họ sẽ được học nội quy, điều lệ của Chi nhánh
Đánh giá về tình hình tuyển dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng như Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội trong thời gian qua như sau: Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tuyển dụng góp phần thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của ngành Ngân hàng Hơn nữa, nó đã thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực giúp Ngân hàng tuyển được hàng chục lao động mới có kiến thức, bổ sung vào lực lượng lao động còn thiếu hụt và chuyên môn còn yếu
Trong gần 2 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đã tuyển được thêm mới 46 cán bộ, nâng tổng số cán bộ của toàn chi nhánh lên 85 người, tăng 117,9% Phần lớn cán bộ được tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu của công việc, hơn nữa trình độ truyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ khá đồng đều Đây có thể là một lợi thế cho Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội vì cung lao động trên thị trường rất phong phú và chất lượng lao động cũng cao
Hình 13 - Con số tuyển dụng qua các thời kỳ
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)
Bên cạnh những thành công trong công tác tuyển dụng mà Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đạt được, vẫn còn tồn tại những yếu điểm đó là: công
Năm 06/2004 12/2004 06/2005