vừa
Hiểu một cách chung nhất, phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn. Phát triển không chỉ đơn thuần là sự tăng lên hay giảm về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự cải thiện về số lượng và chất lượng.
Theo đó, phát triển tín dụng là không chỉ là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tại ngân hàng. Với đặc trưng của tín dụng thì chất lượng luôn phải đi kèm với số lượng, để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả và an toàn cho các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Do vậy, phát triển tín dụng DNNVV cần được hiểu là việc nâng cao cả số lượng và chất lượng hoạt động tín dụng dành cho đối tượng khách hàng là DNNVV tại các NHTM.
1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá việc phát triển tín dụng
Một là, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ DNNVV của ngân hàng. Đây là tỷ lệ dư nợ DNNVV của một ngân hàng tại một thời điểm so với một thời điểm trong quá khứ (thường so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng DNNVV có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Hai là, thị phần tín dụng DNNVV của ngân hàng. Đây là tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV của một ngân hàng trên tổng dư nợ tín dụng DNNVV của hệ thống ngân hàng tại một thời điểm. Tỷ trọng cao chứng tỏ ngân hàng thành công trong việc phát triển hoạt động tín dụng DNNVV, mở rộng được thị phần.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, do đối tượng nghiên cứu là tín dụng DNNVV tại một chi nhánh ngân hàng, thay vì cả ngân hàng nên việc đánh giá mở rộng thị phần sẽ dựa trên tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV trên tổng dư nợ của chi nhánh.
Ba là, tỷ lệ nợ xấu tín dụng DNNVV. Tỷ lệ này cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ xấu. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và Thông tư số 09/2014/TT- NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN quy định về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ việc phát triển tín dụng DNNVV là không hiệu quả và ngược lại.
Bốn là, thu nhập từ tín dụng DNNVV. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV nhằm xác định được phương hướng hoạt động tiếp theo trong tương lai
Hoặc: Thu nhập tín dụng DNNVV = Thu từ tín dụng DNNVV – Chi từ tín dụng DNNVV
1.4.2. Các nhân tố tác động đến phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng DNNVV là một cấu phần của nền kinh tế nên mọi biến động về kinh tế - xã hội đều gây nên những ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng DNNVV tại các ngân hàng. Trên khía cạnh kinh tế, khi nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh, từ đó phát sinh nhu cầu vốn và tạo cơ hội cho tín dụng DNNVV phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, mất ổn định, hoạt động của các doanh nghiệp suy giảm thì nhu cầu vốn cũng giảm sút. Trên khía cạnh xã hội, môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tập quán văn hóa, thói quen, … ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của DNNVV; từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện xu thế tất yếu của thời đại, tạo động lực cho các ngân hàng có cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế về hoạch định chính sách tiền tệ, biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng. Hội nhập cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư công nghệ, con người nhằm đạt hiệu quả cao, giảm bớt rủi ro và tăng cường độ tin cậy với khách hàng.
Thứ hai, môi trường pháp luật của quốc gia. Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM. Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho cả DNNVV và NHTM phát triển. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả..
chủ trương hỗ trợ DNNVV phát triển thì mọi chính sách, nguồn lực đều được triển khai một cách đồng bộ trên tất cả các nhóm nhiệm vụ. Ví dụ các chính sách như cải cách hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN; giảm chi phí kinh doanh cho DN; về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, …đều góp phần hỗ trợ DNNVV hoạt động, từ đó nâng cao nhu cầu vốn của doanh nghiệp, tạo điều kiện, cơ hội để các NHTM mở rộng tín dụng.
b. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, định hướng kinh doanh của ngân hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng DNNVV. Khi ngân hàng tập trung phát triển tín dụng DNNVV thì sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng, cũng như có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp. Tín dụng DNNVV là một phần quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ, vì vậy định hướng chiến lược hoạt động của ngân hàng là chỉ tập trung bán buôn, chỉ tập trung bán lẻ hay phát triển bán buôn đi đôi với bán lẻ sẽ quyết định khả năng phát triển tín dụng DNNVV của ngân hàng đó.
Thêm vào đó, với định hướng thông suốt, ngân hàng sẽ có chiến lược hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ đó các chính sách tín dụng sẽ trở nên minh bạch, ổn định. Ví dụ, với chính sách lãi suất cho vay, tính minh bạch và ổn định thể hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu), biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Cam kết giải ngân thể hiện sự sẵn sàng giải ngân sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn. Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạt trả nợ trước hạn, phí phạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản… Khi các ngân hàng đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn.
Thứ hai, năng lực tài chính của ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định đường lối phát triển của ngân hàng. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản… Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính thì có thể đầu tư vào các danh mục mà mình quan tâm, vì vậy tín dụng DNNVV cũng có cơ hội được chú trọng phát triển.
Thứ ba, trình độ khoa học công nghệ. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển tín dụng DNNVV tại mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sự quản lý hoạt động chặt chẽ thì có thể tăng tiện ích cho khách hàng nhờ bán chéo sản phẩm và dịch vụ. Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; giúp ngân hàng có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay. Đó là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng phát triển tín dụng DNNVV.
Cuối cùng, yếu tố con người gồm lãnh đạo và nhân viên: Tầm nhìn và kỹ năng quản trị điều hành của lãnh đạo giúp các hoạt động phát triển tín dụng DNNVV đi đúng hướng. Các chuyên viên ngân hàng là người trực tiếp tác nghiệp, thẩm định hồ sơ, khoản vay, … có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng DNNVV nói riêng.
1.5. Kinh nghiệm về phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế
DNNVV luôn thể hiện được vai trò quan trọng ở đa phần các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, từ những đặc trưng của mình mà DNNVV vẫn luôn gặp phải những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng, dù ở bất kỳ quốc gia nào. Nhận thức được vấn đề đó, từ rất sớm, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV. Trong nội dung này, tác giả muốn tìm hiểu kinh nghiệm ở tầm vĩ mô để có những bài học và khuyến nghị chính sách phù hợp cho Việt Nam, bên cạnh những giải pháp cụ thể ở tầm vi mô của một chi nhánh ngân hàng thương mại.
a. Nhật Bản
Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia dẫn đầu trong việc giải quyết khó khăn về vốn cho DNNVV. Tại đất nước này, có đến 99% doanh nghiệp là DNNVV, tạo ra và sử dụng 70% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp; góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định xã hội. Với những đóng góp to lớn này, Chính phủ Nhật Bản luôn duy trì chính sách hỗ trợ tối đa cho khu vực DNNVV, trong đó hỗ trợ tiếp cận tài chính - tín dụng là một trong những biện pháp ưu tiên hàng đầu.
Nhật Bản đã hình thành hệ thống tài trợ vốn cho DNNVV bao gồm các tổ chức tài chính công phục vụ chính sách và các tổ chức tài chính bảo lãnh tín dụng. Cụ thể, có 5 tổ chức chính thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính – tín dụng cho DNNVV, bao gồm:
(i) Ngân hàng tín dụng Shinkin: là tổ chức tài chính trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản do các hội viên góp vốn. Đối tượng của ngân hàng chuyên dành cho DNNVV và cá nhân hoạt động kinh doanh.
(ii) Ngân hàng Trung ương hiệp hội công thương Shoko Chukin: Khác với các ngân hàng thông thường, ngân hàng này chịu phần rủi ro nợ xấu và thực hiện cho vay đối với các DNNVV đang bị suy yếu; đồng thời, thực hiện cho vay đối với các hiệp hội và cho các hiệp hội thành viên vay lại.
(iii) Tổ chức tài chính nhân dân: Chủ yếu cung cấp vốn vay quy mô nhỏ cho các DN siêu nhỏ để cải thiện kinh doanh, còn gọi là cho vay dưới hình thức Marukei.
(iv) Tổ chức tài chính DNNVV – JFC (thành lập năm 1953): Thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho DNNVV theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
(v) Hiệp hội bảo lãnh tín dụng (thành lập năm 1965): Thực hiện bảo lãnh cho DNNVV vay vốn từ ngân hàng thương mại tư nhân. Hiện nay, Nhật Bản có 52 Hiệp hội bảo lãnh tín dụng tại 47 địa phương trên cả nước.
Các tổ chức trên không chỉ cung cấp các khoản vay bằng tiền cho DNNVV mà còn thực hiện hỗ trợ DNNVV dưới các hình thức khác như: Cho vay thiết bị, cấp bù lãi suất chênh lệch cho DNNVV khi đi vay ở các tổ chức tín dụng…
Việc Chính phủ Nhật Bản đưa ra những chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV tạo động lực cho DNNVV trong từng giai đoạn. Ví dụ như: Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn thế giới, nhiều chính quyền địa phương đã hỗ trợ DNNVV được vay vốn với lãi suất 0% nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc sau trận động đất và sóng thần năm 2011, các chương trình hỗ trợ DNNVV được ban hành nhằm mục đích tái thiết đất nước. Tại thời điểm này, DNNVV Nhật Bản có thể được vay vốn ở các tổ chức tài chính và được chính quyền địa phương trả toàn bộ lãi suất…
Thống kê tại năm này, số dư tín dụng dành cho DNNVV là 245.732,6 tỷ yên (tương đương hơn 3.000 tỷ đô la Mỹ), chiếm 70% tổng dư nợ khu vực doanh nghiệp. Nhờ những chính sách từ rất sớm, hết sức thiết thực và đồng bộ mà qua nhiều năm các DNNVV tại Nhật Bản phát triển rất mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đứng top đầu thế giới. Số lượng DNNVV tại Nhật Bản chiếm 99,7% các doanh nghiệp và sử dụng 70% tổng lao động của nền kinh tế.
b. Malaysia
trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay và đã thành công trong quá trình triển khai thực hiện. Trong nhiều năm, Chính phủ Malaysia đã nỗ lực hỗ trợ DNNVV thông qua các chính sách tích cực và nhiều sáng kiến cải tiến, nhằm tạo ra môi trường năng động cho các doanh nghiệp hoạt động. Một trong những chính sách nổi bật của Malaysia là bảo lãnh tín dụng. Đây là chính sách quan trọng trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của quốc gia này và được hình thành từ rất sớm, nhằm duy trì sự phát triển bền vững và ở mức độ cao của cộng đồng DNNVV.
Hệ thống BLTD tại Malaysia được xây dựng thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương, phân chia theo lĩnh vực hoạt động và thực hiện theo 3 mô hình: BLTD của Chính phủ, BLTD của các hiệp hội, BLTD của khu vực tư nhân. DNNVV khi có nhu cầu có thể tiếp cận vốn vay từ 4 quỹ bảo lãnh tín dụng, gồm: