Tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ (Trang 59)

Sau khi chuyển đổi mô hình từ Chi nhánh chuyên doanh bán lẻ sang Chi nhánh kinh doanh hỗn hợp từ năm 2017, BIDV - Chi nhánh Hồng Hà đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tập trung đẩy mạnh phát triển tín dụng DNNVV song song với việc tiếp tục tham gia cho vay hợp vốn các dự án trọng điểm của BIDV. Kết quả phát triển tín dụng DNNVV trong giai đoạn 2017-2019 được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá sau:

Bảng 2.3: Quy mô dư nợ tín dụng DNNVV

Đơn vị: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 TT BQ

2017- 2019

Dư nợ DNNVV 338 596 753

Tăng trưởng dư nợ DNNVV 76% 26% 51.0%

Dư nợ toàn nền KHDN 1.275 1.877 2.070

Tăng trưởng dư nợ KHDN 47% 28% 38.0%

Tỷ trọng dư nợ DNNVV/ dư nợ KHDN 26.5% 31.8% 36.4%

Tổng dư nợ 1.797 2.406 2.766

Tăng trưởng tổng dư nợ 34% 15% 24.5%

Tỷ trọng dư nợ DNNVV/ Tổng dư nợ 18.8% 24.8% 27.2%

Nguồn: Chi nhánh Hồng Hà

Quy mô dư nợ DNNVV đã tăng gấp 2.2 lần, từ 338 tỷ đồng năm 2017 lên 753 tỷ đồng năm 2019, nâng tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ khối KHDN cũng như trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ nhóm KHDN tăng mạnh từ 26.5% (2017) lên 36.4% (2019).

Giai đoạn 2017-2019, dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tăng trưởng bình quân 51%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng của dư nợ cho vay KHDN (38%/năm).

Song song với việc tăng trưởng về quy mô, cơ cấu kỳ hạn của tín dụng DNNVV cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Đơn vị: tỷ đồng, % 2017 2018 2019 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 109.45 203.52 349.44 228.56 392.48 403.56 32.4% 34.1% 46.4% Ngắn hạn Trung dài hạn Tỷ trọng ngắn hạn/ tổng dư nợ DNNVV

Hình 2.3: Cơ cấu kỳ hạn tín dụng DNNVV giai đoạn năm 2017-2019

Nguồn: Chi nhánh Hồng Hà

Dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng mạnh qua các năm về cả số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ khách hàng DNNVV. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2017 chỉ đạt 109,45 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,4%; đến năm 2019 đã đạt 349,44 tỷ đồng, tương đương với 46,4% tổng dư nợ DNNVV. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ ngắn hạn cao hơn tương đối so với tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ tín dụng DNNVV. Điều này cũng thể hiện đúng đặc điểm của tín dụng DNNVV với mục tiêu chính là cung cấp nguồn vốn ngắn hạn, giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Về cơ cấu ngành nghề, tín dụng DNNVV chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành như kinh doanh thương mại dịch vụ, xây dựng công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, và một số ngành nghề khác.

Đơn vị: tỷ đồng 2017 2018 2019 0 100 200 300 400 500 600 700 800 219.7 435.08 564.75 94.64 125.16 150.6 16.9 17.88 15.06 6.76 17.88 22.59

Thương mại, dịch vụ Xây dựng, công nghiệp Nông, lâm, ngư nghiệp Khác

Hình 2.4: Cơ cấu ngành nghề tín dụng DNNVV giai đoạn năm 2017-2019

Nguồn: Chi nhánh Hồng Hà

Nhóm ngành thương mại dịch vụ hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 65-75% tổng dư nợ DNNVV. Tiếp đến là nhóm ngành xây dựng, công nghiệp chiếm trên 20%. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp và các ngành khác, dao động trong khoảng 2-5%. Như vậy, dư nợ DNNVV giai đoạn 2017-2019 tập trung theo đúng định hướng của BIDV, chú trọng vào các nhóm ngành DNNVV có nhiều lợi thế và kiểm soát giới hạn tín dụng các ngành nghề có rủi ro cao.

2.4.1. Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

Đơn vị: tỷ đồng Nhóm nợ Năm 2017 Tuyệt đối 2017 Năm 2018 Tuyệt đối 2018 Năm 2019 Tuyệt đối 2019 Nhóm 1 95.05% 321.27 96.19% 573.29 95.55 % 719.5 Nhóm 2 3.14% 10.61 2.11% 12.58 2.28% 17.2 Nợ xấu 1.80% 6.08 1.70% 10.13 2.17% 16.3 Nợ nhóm 1: Trong năm 2019, dư nợ nhóm 1 đạt 719.5 tỷ đồng, tăng 398.2 tỷ

đồng so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng bình quân 52%/năm. Tỷ lệ dư nợ nhóm 1 giao động ở mức ~95% tổng dư nợ.

Nợ nhóm 2: Tỷ lệ Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017-2019

từ mức 3.14% (2016) xuống mức 2.28% (2019), tuy nhiên về số tuyệt đối lại tăng từ 10.61 tỷ (2017) lên 17.2 tỷ (2019). Tỷ lệ Nợ nhóm 2 luôn được kiểm soát ở giới hạn cho phép (≤ 3%).

Nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, cả về số tuyệt đối và tương đối.

Nợ xấu chủ yếu rơi vào nhóm DNNVV hoạt động kinh doanh thương mại, do đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn, độ rủi ro cao do nhạy cảm với các biến động của thị trường thị trường.

Bảng 2.5: Nợ xấu theo ngành nghề

Đơn vị: tỷ đồng

Ngành nghề Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thương mại, dịch vụ 4.7 7.5 12.6

Xây dựng, công nghiệp 0.8 1.63 2.1

Nông-lâm-ngư nghiệp 0.5 0.8 1.0

Tổng số 6.08 10.13 16.3

Thương mại, dịch vụ

Xây dựng, công nghiệp

Nông-lâm-ngư nghiệp Khác 0 0.2 0.4 0.6 0.8 77.3% 12.9% 6.1% 3.7%

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 theo ngành nghề

Nguồn: Chi nhánh Hồng Hà

2.4.2. Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.6: Mức sinh lời từ tín dụng DNVVN BIDV - Chi nhánh Hồng Hà giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: tỷ đồng,% Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 Thu nhập từ tín dụng DNNVV 12.35 23.80 28.90 Thu nhập từ tín dụng KHDN 42.84 59.13 62.93 Thu nhập từ tín dụng 47.11 66.59 78.94

Mức sinh lời từ tín dụng DNNVV (NIM) 3.36% 3.15% 3.04%

Tỷ trọng thu nhập tín dụng DNNVV/thu nhập tín dụng

KHDN 28.8% 40.3% 45.9%

Tỷ trọng thu nhập tín dụng DNNVV/tổng thu nhập từ

tín dụng 26.2% 35.7% 36.6%

Nguồn: Chi nhánh Hồng Hà

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV trong tổng thu nhập từ hoạt đồng tín dụng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng tỷ trọng thu nhập không cao bằng tốc độ tăng trưởng dư nợ. Có điều này là do song song với việc phát triển tín dụng KHDN nói chung và KHDNNVV nói riêng thì chi nhánh Hồng Hà cũng đẩy mạnh việc phát triển tín dụng bán lẻ. Khối khách hàng bán lẻ có NIM tín dụng cao hơn rất nhiều so với khối KHDN do khách hàng bán lẻ chủ yếu là vay trung dài hạn, trong khi KHDN chủ yếu vay ngắn hạn nên NIM tín dụng sẽ thấp hơn. Điều này thể hiện rõ qua việc NIM tín dụng của khối khách hàng DNNVV giảm dần qua các năm. Điều này cũng là hợp lý trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để thu hút khách hàng thiết lập quan hệ tín dụng.

Một yếu tố nữa là tỷ trọng thu nhập từ tín dụng DNNVV trong thu nhập từ tín dụng KHDN cao hơn so với tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ KHDN trong năm tương ứng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng DNNVV có tính hiệu quả cao và việc phát triển tín dụng DNNVV là hướng đi đúng đắn.

2.4.3. Khảo sát việc phát triển tín dụng DNNVV tại BIDV – Chi nhánh Hồng Hà

Thực tế cho thấy, DNNVV có quy mô và tiềm lực tài chính khá nhỏ, linh hoạt trong kinh doanh, dễ thành lập, dễ gia nhập thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh. Những lợi thế này đã tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp, trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với nguồn vốn tự có nhìn chung còn nhỏ bé, hoạt động của các DNNVV Việt Nam vẫn trông chờ phần lớn vào nguồn vốn đi vay bên ngoài, trong đó đặc biệt là vay từ các NHTM. Chính vì vậy, việc phát triển tín dụng DNNVV tại các NHTM không chỉ phục vụ mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đây còn là nhiệm vụ kinh tế - chính trị của hệ thống NHTM nhằm phát triển khối DNNVV theo chủ trương của Chính phủ cũng như hạn chế vấn nạn tín dụng đen trong nền kinh tế.

gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019, BIDV - Chi nhánh Hồng Hà đã tiến hành khảo sát các khách hàng DNNVV có quan hệ với ngân hàng, bao gồm các khách hàng có tiền gửi, tiền vay và sử dụng các dịch vụ khác đến giao dịch tại các điểm giao dịch của chi nhánh. Chi nhánh đã xây dựng Bảng khảo sát với 16 chỉ tiêu về các thông tin của doanh nghiệp cũng như đánh giá của doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ do chi nhánh cung cấp. Sau thời gian khảo sát, chi nhánh thu về 223 phiếu, trong đó có 200 phiếu khảo sát được khách hàng trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phiếu. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần Phụ lục của đề tài.

Về đối tượng khách hàng của chi nhánh, phần lớn khách hàng là các DNNVV đã thành lập và hoạt động trên 1 năm, có báo cáo tài chính (chiếm 59% tổng số khách hàng được khảo sát). Trong khi đó, nhóm khách hàng mới thành lập và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chưa có báo cáo tài chính cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (23%). Đây được đánh giá là nhóm khách hàng tiềm năng trong việc phát triển tín dụng DNNVV của BIDV – Chi nhánh Hồng Hà. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này sẽ gặp bất lợi trong quá trình giao dịch do chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng. Đây cũng chính là nhóm khách hàng có phản hồi nhiều nhất về việc cắt giảm quy trình, quy định về cấp tín dụng của BIDV để tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng trong tương lai.

Về tài sản tài chính của khách hàng, phần lớn khách hàng được hỏi không có bất động sản, có ít thiết bị máy móc và chủ yếu là hàng tồn kho, luân chuyển trong kinh doanh. Do đặc thù khách hàng là DNNVV, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh – thương mại nên các doanh nghiệp ưu tiên dành nguồn lực cho tài sản lưu động, hàng tồn kho phục vụ sản xuất kinh doanh, hạn chế đầu tư mua sắm tài sản cố định. Đặc biệt, đa phần các DNNVV đều không sở hữu trụ sở riêng mà thường đi thuê của bên thứ ba hoặc của chính các chủ sở hữu doanh nghiệp. Điều này là phù hợp với thực tế phát sinh nhu cầu vay vốn lưu động của phần lớn doanh nghiệp; chi một số ít khách hàng có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để đầu tư mua sắm trụ sở, tài sản cố định.

Về chiến lược kinh doanh và phương án dự phòng rủi ro, đa phần các khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh đều mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm và

đủ nguồn lực để tập trung vào các công tác này. Thực trạng này mở ra một hướng sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng trong việc tư vấn các biện pháp phòng ngừa rủi ro và định hướng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho khách hàng DNNVV.

Về thực trạng nhu cầu tín dụng của khách hàng tham gia khảo sát, tỷ lệ lớn các DNNVV dù mới thành lập hay đã hoạt động trên 1 năm đều có nhu cầu vay vốn nhằm bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi phát sinh nhu cầu vay vốn, các doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến nguồn vốn ngân hàng nhưng thực tế phần lớn khách hàng không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng nên còn ngần ngại trong việc giao dịch. Tỷ lệ khách hàng được hỏi sử dụng nguồn vốn vay từ các mối quan hệ thân quen và tín dụng thương mại là khá cao (67%). Thực trạng này đòi hỏi ngân hàng cần có các giải pháp tháo gỡ các rào cản tiếp cận vốn cho khách hàng DNNVV.

9.00% 13.00% 39.00% 26.00% 13.00% Tính năng sản phẩm Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng 15.50% 37.00% 21.50% 19.50% 6.50% Quy trình thủ tục Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng

Hình 2.6: Kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng DNNVV đối với sản phẩm dịch vụ và quy trình thủ tục cho vay tại BIDV - Chi nhánh Hồng Hà

Nguồn: Chi nhánh Hồng Hà

Về đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ do BDIV – Chi nhánh Hồng Hà cung cấp, có đến 78 phiếu (chiếm 39% tổng số phiếu) cho rằng khách hàng cảm thấy chưa thực sự hài lòng với mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ của

ngân hàng. Ngoài ra, có 52 phiếu khảo sát (chiếm 26%) của khách hàng đánh giá quy trình thủ tục cho vay DNNVV của chi nhánh Hồng Hà cần phải cải thiện theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, biểu mẫu và giảm thiếu số lượng hồ sơ, chứng từ yêu cầu.

2.5. Đánh giá hoạt động phát triển tín dụng DNNVV tại BIDV – Chi nhánh Hồng Hà

2.3.1. Những kết quả đạt được

Xác định hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng DNNVV sẽ vẫn là nhân tố chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay, do đó BIDV - Chi nhánh Hồng Hà đã có những định hướng đúng đắn, tập trung các nguồn lực của chi nhánh và tranh thủ sự hỗ trợ từ mọi phía để phát triển tín dụng DNNVV nhằm gia tăng nhanh thị phần. Nhìn chung trong giai đoạn 2017 – 2019, hoạt động phát triển tín dụng DNNVV tại BIDV - Chi nhánh Hồng Hà bước đầu đã đạt được một số kết quả cụ thể:

Về mặt xác định phương hướng phát triển, BIDV - Chi nhánh Hồng Hà đã xác lập được hoạt động phát triển tín dụng DNNVV là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của công tác phát triển tín dụng, từ đó đã từng bước xây dựng các chính sách, kế hoạch kinh doanh, cách thức triển khai và từng lộ trình phát triển cụ thể.

Về mặt tăng trưởng quy mô dư nợ và tỷ trọng dư nợ DNNVV: Qua 3 năm 2017-2019, quy mô dư nợ DNNVV đã tăng từ mức 338 tỷ đồng (năm 2017) lên mức 753 tỷ đồng (năm 2019), đạt mức tăng trưởng bình quân 51%/năm. Tỷ trọng dư nợ DNNVV/tổng dư nợ cũng tăng từ mức 18.8% (2017) lên mức 27.2% (2019).

Về chất lượng tín dụng DNNVV: Dư nợ tín dụng DNNVV có cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kỳ hạn hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV; tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép. Hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động hiệu quả, góp phần cảnh báo kịp thời giúp chi nhánh có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách phát triển tín dụng DNNVV.

cũng như thị phần thu nhập tín dụng DNNVV trong tổng thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, góp phần đem lại nguồn lợi nhuận ổn định cho Chi nhánh.

Về mặt kinh nghiệm tích lũy và đào tạo cán bộ: Quá trình phát triển tín dụng DNNVV cũng đã giúp các cán bộ làm công tác tín dụng tại Chi nhánh trưởng thành nhanh chóng, trải qua kinh nghiệm thực tế trong công tác, từ đó đúc rút được nhiều bài học quý báu để từ đó làm nền tảng trong quá trình phát triển tín dụng trong thời gian tiếp theo.

2.5.1. Tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, về sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản, chưa phong phú, đa dạng, chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các Ngân hàng khác. Hệ thống sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của BIDV còn nặng về các sản phẩm truyền thống.

Điều này một phần được thể hiện thông qua kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của khách hàng DNNVV đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh đã được phân tích ở trên. Thứ hai, về mô hình tổ chức và nhân sự: Hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ (Trang 59)