Một là, từ kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ cần khai thác, sử dụng đa dạng các nguồn lực ngoài Nhà nước trong công tác hỗ trợ DNNVV, đặc biệt vấn đề vốn. Sự hỗ trợ từ phía các tổ chức, cá nhân cần phải được thực hiện trong Khung khổ pháp luật, hạn chế tối đa các hoạt động hỗ trợ đi ngược lại lợi ích của DN, của Nhà nước và các chủ thể khác.
Hai là,cần nghiên cứu phát triển các loại hình định chế tài chính trung gian phi ngân hàng nhằm mục đích thu xếp vốn chủ yếu cho các DN khởi nghiệp và những DNNVV mới thành lập trong những lĩnh vực sáng tạo cao, đột phá. Việc phát triển các loại hình định chế tài chính trung gian này sẽ tạo điều kiện kết nối trực tiếp những ý tưởng kinh doanh mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, từ đó giải quyết bài toán vốn cho các DNNVV.
Ba là, các chương trình hỗ trợ DNNVV của Chính phủ cần có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với DNNVV không nên mang tính chất dàn trải hay cào bằng mà cần có sự ưu tiên đối với từng nhóm DNNVV cụ thể, phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển quốc gia trong từng giai đoạn và trong dài hạn. Ngoài ra, sự hỗ trợ của Chính phủ cũng cần đặt trong điều kiện nguồn kinh phí, nguồn lực cụ thể để hạn chế sự mất cân đối nền kinh tế quốc dân.
3.5.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Một là, đề xuất NHNN có các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho các NHTM dành nguồn vốn lớn trong việc cấp tín dụng cho DNNVV như ưu tiên tăng trưởng tín dụng; ưu tiên trong việc chỉ định là ngân hàng phục vụ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ và các các nguồn vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các Quỹ của Chính phủ như Quỹ phát triển DNNVV... nhằm tạo ra các nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng.
bỏ quy định về trần lãi suất huy động cũng như lãi suất rút trước hạn.
Ba là, đề xuất NHNN xây dựng quy định khung về quản lý rủi ro môi trường xã hội và có lộ trình áp dụng cụ thể cho các TCTD để phù hợp với định hướng phát triển bền vững DNNVV, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng xanh.
Bốn là, đề xuất triển khai thủ tục nhận TSBĐ qua kênh trực tuyến để đẩy nhanh xử lý quy trình nhận TSBĐ cho khách hàng và hỗ trợ kết nối thông tin đối với các ngân hàng. NHNN cần có lộ trình triển khai kết nối đồng bộ hóa dữ liệu và chia sẻ kho dữ liệu với các tổ chức tín dụng (về báo cáo tài chính/ tình hình nộp thuế/ xuất nhập khẩu/ tình hình quan hệ tín dụng... của DNNVV) để làm cơ sở triển khai các sản phẩm tín dụng trực tuyến online tại các TCTD. Đồng thời, NHNN cần nghiên cứu đưa ra các văn bản tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho việc phát triển các sản phẩm tín dụng online.
Năm là, đề xuất NHNN sớm có văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động cho các doanh nghiệp fintech, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới như cho vay P2P, Sở giao dịch hàng hóa… để NHTM có cơ sở triển khai các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng tiềm năng này.
3.5.2. Kiến nghị với Hội sở chính BIDV
Trước hết, với các NHTM nói chung, cần phải:
Một là, các NHTM cần chủ động nâng cấp hệ thống, đầu tư xây dựng nền tảng tài chính kỹ thuật số, sử dụng quy trình xử lý hệ thống tự động để nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ tài chính đến đại đa số DNNVV.
Hai là, tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các DNNVV được Chính phủ, Nhà nước chú trọng phát triển.
Ba là, thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù, phù hợp với đối tượng khách hàng là DNNVV theo từng nhóm ngành nghề để có các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách linh hoạt.
cần thực hiện một số khuyến nghị sau:
Một là, đề xuất cho phép điều chỉnh tần suất phân loại, điều chuyển khách hàng doanh nghiệp giữa các phân khúc từ 2 năm đến hết thời gian thực hiện chiến lược hoặc có cách thức ghi nhận phù hợp để đảm bảo yếu tố ổn định nền khách hàng khi thực hiện các chiến lược trung dài hạn.
Hai là, đề xuất cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình Phòng giao dịch theo hướng bổ sung chức năng cho phép Phòng giao dịch được tiếp cận phục vụ và cấp tín dụng cho khách hàng DNNVV.
Ba là, đề xuất áp dụng cơ chế FTP mua vốn cho nhóm khách hàng DNNVV bằng mức FTP mua vốn của KH cá nhân.
Bốn là, đề xuất Ban Lãnh đạo hỗ trợ trong việc tạo lập và duy trì mối quan hệ đối với một số khách hàng lớn, đẩy mạnh thiết lập quan hệ và triển khai hợp tác toàn diện với các DN trung tâm (là khách hàng doanh nghiệp lớn/ FDI) để làm cơ sở nhân rộng, triển khai sản phẩm tài trợ hệ thống nhà phân phối/doanh nghiệp cung ứng của các doanh nghiệp trung tâm góp phần phát triển nền khách hàng DNNVV và gia tăng lợi ích cho BIDV...
3.5.3. Kiến nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một là, chủ động nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động, quản trị điều hành để đáp ứng các điều kiện vay vốn từ ngân hàng. Các DNNVV cần nghiên cứu, xây dựng mạng lưới nguồn vốn bên ngoài, tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, thị trường vốn, các định chế tài chính, công ty tài chính...
Hai là, tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế và hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng qua internet nhằm giảm chi phí giao dịch, kết nối và chia sẻ thông tin tài chính với các TCTD để dần minh bạch hóa thông tin tài chính, tạo lòng tin trên thị trường.
Ba là, tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với DNNVV của Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng.
Cuối cùng, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn, đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn đã đề xuất được các giải pháp phát triển tín dụng DNNVV tại NHTM Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà. Trong đó, đề tài tìm hiểu định hướng phát triển tín dụng DNNVV một cách hệ thống từ các Nghị quyết của Chính phủ, thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ đạo của Hội sở chính BIDV đến các văn bản chỉ đạo trực tiếp hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Hồng Hà. Kết hợp với các kết quả đạt được, đặc biệt các tồn tại, hạn chế trong việc phát triển tín dụng DNNVV đã chỉ ra ở chương 2, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại chi nhánh Hồng Hà. Các giải pháp được chia thành 6 nhóm, bao quát tất cả các phương diện về sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, quản lý rủi ro, nền khách hàng và nhân sự thực hiện. Ngoài ra, để các giải pháp của chi nhánh được thực hiện một cách hiệu quả, luận văn đề xuất thêm một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đến hệ thống NHTM, Hội sở chính BIDV cũng như khách hàng của chi nhánh là các DNNVV.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tín dụng DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày một cách tổng quát lý luận cơ bản về DNNVV cũng như phát triển tín dụng DNNVV tại ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận văn đã làm rõ các chỉ tiêu nhằm đánh giá việc phát triển tín dụng DNNVV tại các NHTM. Cũng trong chương 1, luận văn đã trình bày được các kinh nghiệm về phát triển tín dụng DNNVV, bao gồm kinh nghiệm quốc tế ở tầm vĩ mô và kinh nghiệm trong nước ở tầm vi mô, để từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong việc phát triển tín dụng DNNVV tại Việt Nam nói chung, các NHTM và chi nhánh NHTM nói riêng.
Thứ hai, luận văn đã nêu được toàn cảnh về thực trạng phát triển tín dụng DNNVV tại NHTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà. Trong đó, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đã được nêu ở chương 1, đề tài đã đánh giá, phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại BIDV - chi nhánh Hồng Hà. Với thực trạng này, đề tài chỉ ra được những kết quả cũng như tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển tín dụng DNNVV tại chi nhánh trong thời gian qua, để từ đó làm cơ sở cho những giải pháp đề xuất ở chương 3.
Cuối cùng, luận văn đã đề xuất được các giải pháp phát triển tín dụng DNNVV tại NHTM Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà. Trong đó, để đề xuất giải pháp được thiết thực, đúng hướng, đề tài tìm hiểu định hướng phát triển tín dụng DNNVV của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ đạo của Hội sở chính BIDV cũng như chi nhánh Hồng Hà. Trên cơ sở các kết quả đạt được, đặc biệt các tồn tại, hạn chế trong việc phát triển tín dụng DNNVV đã chỉ
ra ở chương 2, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại chi nhánh Hồng Hà. Có 6 nhóm giải pháp cần thực hiện trong giai đoạn tới, bao gồm các giải pháp về sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, quản lý rủi ro, nền khách hàng và nhân sự thực hiện. Ngoài ra, luận văn đề xuất thêm một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đến hệ thống NHTM, Hội sở chính BIDV cũng như các DNNVV để các giải pháp của chi nhánh được thực hiện một cách hiệu quả.
Như vậy, về cơ bản, luận văn đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Đây là một chủ đề nghiên cứu không quá mới nhưng là duy nhất đối với BIDV – chi nhánh Hồng Hà cho tới thời điểm này, và rất phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay của cả ngân hàng và các DNNVV trong nền kinh tế. Học viên rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy/ cô để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.
1. Bùi Bảo Tuấn, 2020, Hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số kỳ 2, tháng 12/2019, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ho-tro-cua-nha-nuoc-doi-voi- doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam-318069.html
2. Các báo cáo của BIDV
3. Đoàn Hoài Đức, 2019, Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng, Tạp chí Tài chính, Số kỳ 2, tháng 7/2019, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/hoat-dong-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va- vua-tiep-can-tin-dung-311147.html
4. Đoàn Tranh, 2016, Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVVs) với tăng trưởng kinh tế
5. Hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam, truy cập tại http://thuvienphapluat.vn
6. Hoàng Mạnh Hùng, 2019, Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề đặc biệt 2019, truy cập tại http://tapchinganhang.gov.vn/kinh-nghiem- quoc-te-ve-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-va-bai-hoc-cho-viet- nam.htm
7. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2019, Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số kỳ 1, tháng 7/2019, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/ho- tro-tin-dung-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-mot-so-quoc-gia-va-van-de- dat-ra-voi-viet-nam-311314.html
8. Website Ngân hàng Công thương Việt Nam 9. Website Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng
chất lượng sản phẩm dịch vụ của BIDV - Chi nhánh Hồng Hà Phần I. Thông tin khách hàng
A. Thông tin chung
1. Tên doanh nghiệp (*): ... 2. Số Đăng ký kinh doanh (*): ... 3. Điện thoại (*): ... 4. Người giao dịch:...
(Chúng tôi chỉ sử dụng thông tin này để phản hồi lại ý kiến của Anh/Chị khi cần thiết)
B. Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Loại hình doanh nghiệp
☐ Mới thành lập 1 năm, chưa có báo cáo tài chính
☐ Vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chưa có báo cáo tài chính ☐ Đã hoạt động trên 1 năm, có báo cáo tài chính
☐ Đã hoạt động ổn định, có báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế 2. Tài sản chính của doanh nghiệp
☐ Bất động sản ☐ Thiết bị máy móc
☐ Hàng tồn kho, luân chuyển trong kinh doanh 3. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ☐ Có chiến lược kinh doanh ngắn hạn
☐ Có chiến lược kinh doanh trung hạn (từ 2-5 năm) ☐ Có chiến lược kinh doanh dài hạn (trên 5 năm) 4. Doanh nghiệp có phương án dự phòng cho các rủi ro
Rủi ro ngắn hạn ☐ có ☐ không Rủi ro trung hạn ☐ có ☐ không
☐ có ☐ không 2. Mục đích vay vốn
☐ Bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời, ngắn hạn ☐ Tài trợ cho dự án kinh doanh thời vụ
☐ Tài trợ cho dự án đầu tư mở rộng kinh doanh ☐ Bù đắp các khoản chi vượt ngoài dự kiến 3. Nguồn vốn vay
☐ Ngân hàng
☐ Các mối quan hệ thân quen ☐ Tín dụng thương mại ☐ Khác (ghi rõ)
4. Khoản vay đó đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu vay ban đầu?
Phần 2. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
1. Vui lòng cho biết giao dịch quý khách vừa thực hiện (chỉ chọn 1 giao dịch chính nếu thực hiện nhiều giao dịch)
Mở tài khoản Chuyển tiền
Dịch vụ Ngân hàng điện tử Tiền gửi tiết kiệm
Sản phẩm, dịch vụ Vay vốn
Tài trợ thương mại Giao dịch khác (ghi rõ):………….
2. Đối với giao dịch vừa thực hiện, vui lòng cho biết mức độ hài lòng của quý khách đối với từng yếu tố sau đây
Yếu tố Rất hài lòng Hài lòn g Bình thườn g Khôn g hài lòng Rất không hài lòng
Mức độ hài lòng nói chung □ □ □ □ □
Thời gian xếp hàng chờ □ □ □ □ □
lòng
Thời gian thực hiện giao dịch □ □ □ □ □
Tác phong, thái độ phục vụ của nhân
viên ngân hàng □ □ □ □ □
Chất lượng tư vấn của nhân viên
ngân hàng □ □ □ □ □
Quy trình thủ tục
Mức độ đơn giản của hồ sơ, biểu
mẫu □ □ □ □ □
Số lượng hồ sơ, chứng từ yêu cầu □ □ □ □ □
Tính năng của sản phẩm
Mức độ đa dạng của sản phẩm, dịch
vụ □ □ □ □ □
Mức độ tiện lợi, dễ sử dụng □ □ □ □ □
Mức độ cạnh tranh về phí/lãi suất
so NH khác □ □ □ □ □
Cơ sở vật chất tại chi nhánh
Khu vực giữ xe □ □ □ □ □
Không gian giao dịch, bàn quầy,
công cụ hỗ trợ □ □ □ □ □
Yếu tố khác (nếu có):
3. Quý khách có sẵn sàng giới thiệu người thân và bạn bè sử dụng SPDV của BIDV