Định hướng của Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ (Trang 76)

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, Chính phủ có nêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm 2020 đối với DNNVV là “… Khẩn trương đưa các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thực tiễn và dành nguồn lực thích đáng để triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng tính liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh và sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư, xây dựng các dự án lớn. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; có kế hoạch, giải pháp cụ thể phấn đấu mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào cuối năm 2020.”

Trước đó, xác định được tầm quan trọng của việc tiếp cận tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của DNNVV, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội ban hành vào tháng 6/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 gồm 4 chương 35 điều, quy định nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ DNNVV; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ… với nhiều quy định ưu đãi, hỗ trợ DN vừa và nhỏ trong việc sản xuất, kinh doanh. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần của nền kinh tế chung tay hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV. Riêng về vấn đề hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, Luật thông qua chính sách tăng dư nợ cho vay theo từng thời kỳ và cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV. Về nguồn cung vốn, các tổ chức tín dụng cũng tích cực và chủ động tiếp cận khu vực DNNVV để cho vay và báo cáo định kỳ thực trạng và

khó khăn liên quan để tìm giải pháp khắc phục.

Đến thời điểm giữa năm 2020, đánh giá về tình hình triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV và thực tế diễn biến của dịch bệnh Covid-19 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, Văn phòng chính phủ đã ban hành Công văn số 5225/VPCP-ĐMDN ngày 29/6/2020 nhằm yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương và các tổ chức hiệp hội đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV, tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua khó khăn, duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương khẩn trương sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và nghiên cứu bổ sung các giải pháp để đưa các chính sách hỗ trợ DNNVV vào cuộc sống; Cùng với đó, ưu tiên bố trí nguồn lực, đẩy mạnh triển khai hiệu quả các nội dung, chương trình, đề án hỗ trợ DNNVV; Đồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về các nội dung hỗ trợ DNNVV. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được ghi tại văn bản này. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai giải pháp thử nghiệm cho vay ngang hàng (P2P Lending) để hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn vay.

Liên quan đến hậu quả của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid- 19. Thông tư quy định chung với mọi đối tượng khách hàng của các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm cả các DNNVV.

Ngoài ra, riêng đối với DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 của Chính phủ về Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, quyết nghị cũng chỉ rõ nhiệm vụ của các bộ ban ngành

trong việc triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển theo quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV. Riêng đối với Ngân hàng Nhà nước, cần phải “Khuyến khích các tổ chức tín dụng cân đối, xây dựng chương trình tín dụng phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; kết hợp thẩm định cho vay đối với khách hàng kèm theo tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.”

3.3.1. Định hướng chung của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, với lợi thế của một NHTM lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản trên 1.400 nghìn tỷ đồng và mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, BIDV đã phát triển mạnh cả về quy mô và hiệu quả hoạt động ngân hàng SME. BIDV đã được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh trong lĩnh vực Ngân hàng SME như: Giải thưởng “Giao dịch Tài trợ thương mại cho DNNVV tốt nhất 2019” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) bình chọn; Hai năm liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng SME tiêu biểu tại Việt Nam 2018 - 2019” và giải thưởng “Giải pháp Sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp sáng tạo tốt nhất Việt Nam 2018” do Tạp chí Asian Banking & Finance bình chọn; Lần thứ ba liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn (2018 - 2020); Giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2019” trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam bình chọn...

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, BIDV đặt mục tiêu duy trì vị thế số 1 tại Việt Nam về thị phần và quy mô cho vay đối với DNNVV; tiếp tục thực hiện sứ mệnh “Đồng hành cùng DNNVV”; nỗ lực gia tăng hiệu quả hoạt động phân khúc DNNVV, nâng tỷ trọng đóng góp của DNNVV trong tổng thu nhập của BIDV.

Căn cứ chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, mục tiêu chiến lược phát triển DNNVV theo 02 giai đoạn như sau:

Bảng 3.7: Chiến lược kinh doanh của BIDV đến năm 2025 Giai đoạn 2019-2020

“Phát triển chiều sâu – Đi đầu chất lượng”

Giai đoạn 2021-2025 “Đổi mới liên tục –

Dẫn dắt thị trường”

Cơ sở: Sau giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng phân khúc khách hàng DNNVV tương đối cao, đã thiết lập được vị trí dẫn đầu trong khối NHTM về quy mô và thị phần phục vụ DNNVV, cần rà soát, đánh giá khai thác hiệu quả nền khách hàng hiện hữu, quản lý giám sát rủi ro…

Nền khách hàng đã được củng cố trong giai đoạn trước.

Mục tiêu chung: Củng cố cơ cấu nền khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, bước đầu hình thành kết nối trụ sở chính - chi nhánh trong công tác quản trị điều hành, nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhằm gia tăng tiện ích của SPDV.

Tăng dần tốc độ phát triển quy mô và hiệu quả so với giai đoạn trước song song với việc tiếp tục quản lý và giám sát rủi ro, chuyển đổi mô hình quản lý tập trung tại trụ sở chính. Đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng.

Mục tiêu ưu tiên cụ thể:

1. Cơ cấu lại nền khách hàng DNNVV theo hướng gia tăng hiệu quả, trong đó ưu tiên khách hàng có hệ số rủi ro thấp, khách hàng tiền gửi KKH lớn và dịch vụ phi tín dụng; phân lớp khách hàng tín dụng theo các tiêu chí để gia tăng hiệu quả từng nhóm khách hàng. Nâng dần tỷ trọng thu DVR/tổng TNT của DNNVV lên 12% năm 2020.

1. Chuyển đổi dần mô hình kinh doanh theo hướng cung ứng các giải pháp tổng thể, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng bên cạnh cách thức bán hàng truyền thống.

2. Nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV, đẩy mạnh các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu. Phấn đấu tỷ lệ nợ nhóm 1 phát sinh quá hạn <2.5%.

2. Hoàn thiện mô hình điều hành kinh doanh KHDNNVV theo hướng gia tăng mức độ tập trung về TSC, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ bán hàng tại chi nhánh kết hợp với các công cụ quản trị điều hành KHKD hiện đại.

3. Nâng cao năng lực quản trị điều hành. Triển khai thí điểm quản lý phát triển kinh doanh DNNVV theo chiều dọc đối với một số Chi nhánh. Xây dựng đội ngũ cán bộ khách hàng

3. Đẩy mạnh tỷ lệ số hóa trong sản phẩm, quy trình, thủ tục dành cho khách hàng để rút ngắn thời gian giao dịch, gia tăng tiện ích và nâng cao tính cạnh tranh của

DNNVV chuyên nghiệp, năng động, am hiểu hệ thống và thị trường.

SPDV. 4. Tập trung nghiên cứu các ứng

dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm, quy trình-thủ tục.

4. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro, đảm bảo tính bền vững của nền khách hàng. Phấn đấu tỷ lệ nợ nhóm 1 phát sinh quá hạn <1%. 5. Từng bước xây dựng nền tảng cơ

bản phát triển dịch vụ tư vấn với phương châm gia tăng giá trị cho khách hàng.

5. Nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng, xây dựng hệ sinh thái liên kết kinh doanh cho DNNVV để đáp ứng tối đa các nhu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh của DNNVV.

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV (2019)

Theo đó, chỉ tiêu tổng quát và chi tiết cho 2 giai đoạn được BIDV đề xuất như sau: Bảng 3.8: Chỉ tiêu phát triển DNNVV Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Dự kiến 2020 Mục tiêu 2025 So sánh 2025/2020 Tăng trưởng BQ 2019- 2025 Thu nhập ròng 9,730 19,220 2.0 13% Thu dịch vụ ròng 1,120 2,920 2.6 20% HĐV CK 134,000 251,000 1.9 13% Dư nợ TDCK 327,000 758,000 2.3 17% Tỷ lệ nợ xấu <2% <2% Tỷ lệ nợ N1 phát sinh quá hạn <2.5% <1% Tỷ trọng TDVR/TNT 11.5% 15% SL KHDNNVV 331,000 513,900 1.6 10% Tỷ lệ KH active 64% 70% SL SPDV BQ/KH 4.5 5.5

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV (2019)

Để đạt được các mục tiêu đề ra, BIDV xác định đối tượng khách hàng trong giai đoạn tới bao gồm hai nhóm là khách có quan hệ tiền gửi và khách có quan hệ

tín dụng. Hai nhóm khách hàng này đều có tầm quan trọng như nhau trong chiến lược phát triển khách hàng DNNVV vì khi phục vụ tốt, thì khách hàng có tiền gửi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ tín dụng khi có nhu cầu và ngược lại. Cụ thể, đối với khách hàng quan hệ tiền gửi, BIDV tập trung vào nhóm khách hàng thuộc khối hành chính sự nghiệp, có tiền gửi không kỳ hạn cao. Đối với khách hàng quan hệ tín dụng, BIDV tập trung vào DNNVV tham gia vào các chuỗi giá trị, cụm liên kết, chuỗi phân phối của các doanh nghiệp lớn, uy tín như Vinamilk, Thaco, Vinfast..., và DNNVV hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm như lĩnh vực xuất nhập khẩu (tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và được hưởng lợi từ Chiến tranh thương mại và các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia như thủy sản, dệt may, nông sản...); lĩnh vực được hưởng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát triển của Chính phủ (công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ; công nghệ vật liệu mới, sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, chế biến thực phẩm, đồ uống...); ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí, điện tử, chế biến tinh lương thực, thực phẩm) và ngành thương mại (ưu tiên lĩnh vực phân phối thương mại các mặt hàng tiêu dùng, thương mại ô tô, xe máy...).

Hơn nữa, đối chiếu với thế mạnh, sản phẩm chủ lực, tiềm năng của từng khu vực, BIDV xác định các ngành nghề định hướng phát triển đối với từng khu vực, địa bàn để việc triển khai các kế hoạch ở cấp chi nhánh được cụ thể, rõ ràng.

Bảng 3.9: Định hướng phát triển khách hàng DNNVV theo ngành tại các cụm địa bàn

Địa bàn Định hướng ngành nghề, sản phẩm chủ lực, tiềm năng Khu vực Hà

Nội và TP Hồ Chí Minh

- Sản phẩm công nghiệp chủ lực: ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí, điện tử, chế biến tinh lương thực, thực phẩm và công nghiệp dệt may

- Các ngành có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, như: công nghệ vật liệu mới, sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghệ thông tin, dụng cụ y tế, thời trang cao cấp, chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá...

- Xây dựng nhà, công trình kỹ thuật dân dụng, chuyên dụng

- Thương mại công nghiệp nặng (thương mại xăng dầu, khí đốt, ô tô...), thương mại công nghiệp nhẹ (hàng tiêu dùng...).

Địa bàn Định hướng ngành nghề, sản phẩm chủ lực, tiềm năng

- Dịch vụ: y tế, giáo dục, nghệ thuật vui chơi giải trí. Dịch vụ lưu trú, ăn uống.

- Sản phẩm nông nghiệp chủ lực: sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bao gồm: ngành sản xuất con giống; ngành sản xuất giống cây trồng; ngành sản xuất các sản phẩm trồng trọt thương phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái. Động lực phía Bắc - ngoài Hà Nội và miền núi phía Bắc

- Công nghiệp: (i) Ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh: Công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, ô tô, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, (ii) Phát triển ngành vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; (iii) Phát triển các khu công nghiệp dọc theo các tuyến hành lang Quốc lộ 18, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1; các khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, có dự trữ đất xung quanh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và trên địa bàn các tỉnh khác trong Vùng.

- Nông nghiệp: thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị tập trung vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu có lợi thế của vùng.

Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

- Công nghiệp: (i) Công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, ngành dệt may, giày da, mía đường. (ii) Phát triển tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích ngành nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nông nghiệp: Xây dựng vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây rau màu có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Dịch vụ: dịch vụ logistic phục vụ hoạt động cảng biển, sân bay và các thành phố trong vùng. Phát huy thế mạnh của du lịch sinh thái biển.

Miền núi phía Bắc

- Công nghiệp: (i) Công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sức cạnh tranh thu hút nhiều lao động; đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn; (ii) Đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để khai thác, phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy và các nhà máy ván ép xuất khẩu trên địa bàn; chế biến sữa tại Mộc châu và các loại nông sản,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ (Trang 76)