Khái niệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN DTH VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả đạt được thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch, nguyên nhân dẫn đến sai lệch và trên đưa ra biện pháp điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu. Kiểm soát có thể hiểu theo nhiều chiều: cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể, đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua việc chi phối đáng kề về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng, nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý.

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là hệ thống chính sách, quy định, quy trình chung của công ty kiểm toán đặt ra để có thể đạt được mục tiêu doanh nghiệp kiểm toán và các cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán đã tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan; và báo cáo kiểm toán được phát hành là phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán. Hệ thống các chính sách bao gồm: quan điểm về kiểm soát; chính sách về nhân sự; các hoạt động kiểm tra, soát xét, thu thập thông tin; xác nhận…”

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ được thiết lập bởi các doanh nghiệp kiểm toán mà còn chịu sự giám sát của hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán.

2.3.2. Mục tiêu của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC”

Bất kỳ dịch vụ nào khi cung cấp đều cần có chất lượng đảm bảo. Đối với dịch vụ kiểm toán cũng vậy, hiện nay chất lượng hoạt động kiểm toán được quan tâm đặc biệt vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin tài chính.

Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm hỗ trợ công ty kiểm toán, cơ quan Nhà nước bảo đảm cho các công ty kiểm toán và Kiểm toán viên của mình tuân thủ đúng các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các chuẩn mực chất lượng theo quy định đặt ra, nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt

16

tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán, gia tăng độ tin cậy về nghề nghiệp, cũng như xây dựng niềm tin nơi người sử dụng các dịch vụ kiểm toán độc lập.

Mục tiêu cụ thể của công tác KSCL hoạt động kiểm toán BCTC là:

- Việc kiểm toán phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các chuẩn mực, quy định khác trong hoạt động kiểm toán.

- Các thành viên của nhóm kiểm toán hiểu rõ và nhất quán về kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện, lập báo cáo kết quả kiểm toán.

- Các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp với các chuẩn mực đã được quy định. Tất cả các lỗi thiếu sót, và các vấn đề không minh bạch phải được nhận biết, ghi lại bằng văn bản, giải quyết đúng đắn hoặc báo cáo cho người có th ẩm quyền cao hơn xem xét xử lý.

- Đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra; BCKT phải bao gồm đầy đủ các ý kiến đánh giá, xác nhận kết luận và kiến nghị kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.

- Rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong tương lai. Những kinh nghiệm đó cần phải được nhận biết, ghi chép và phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán kỳ sau và trong các hoạt động phát triển nhân sự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN DTH VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

w