10. Bố cục của luận án
2.1. Xây dựng nhân vật hoạt hình Walt Disney qua kịch bản chuyển thể và
cách kể chuyện
Trong một nghiên cứu có tên là Phá vỡ bùa mê của Disney: Các truyện cổ
tích kinh điển [51], tác giả Jack Zipes đã đưa ra những phân tích khá đầy đủ và
rõ ràng về sức lôi cuốn của những bộ phim truyện hoạt hình Walt Disney được làm trên các kịch bản chuyển thể, mà chủ yếu là từ các câu chuyện cổ tích. Theo phân tích của tác giả, ở thời kỳ đầu, các câu chuyện cổ tích này được hình thành dưới dạng truyền miệng, rồi chúng được chuyển thành văn bản bởi các nhà văn viết chuyện cổ tích như Charles Perault (Pháp), Anh em Grimm (Đức), Hans Christian Andersen (Đan mạch), Carlo Collodi (Italia), v.v...
Vào cuối thể kỷ XIX, điện ảnh xuất hiện. Thời gian đầu, nó như một loại hình giải trí mới, một trò chơi. Trải qua thời gian, khi một số nguyên lý sáng tác được phát hiện, đặc biệt là Hiệu ứng Kuleschow(*) và được ứng dụng trong sáng tạo, sản xuất thì điện ảnh dần trở thành một loại hình nghệ thuật thực sự, từng bước lôi cuốn người xem ở các lứa tuổi cũng như các tầng lớp công chúng khác nhau.
Walt Disney là người đã đưa bộ phim truyện hoạt hình Nàng Bạch Tuyết
và bảy chú lùn, được chuyển thể từ câu chuyện Bạch Tuyết (Schneewittchen),
trong tập truyện cổ Grimm đến với người xem và tạo nên thành công bất ngờ. Từ đó trở đi, với hàng loạt các bộ phim truyện hoạt hình, mà phần lớn có kịch
(*) Vladimirovich Kuleschow, đạo diễn, nhà nghiên cứu điện ảnh Nga Xô Viết. Sau khi thử nghiệm với nhiều người xem việc kết nối có chủ đích các hình ảnh đơn với nhau, thì nhận thấy có “hiệu ứng cảm xúc và ý nghĩa” của các hình ảnh đó. Hiệu ứng “cảm xúc và ý nghĩa” này được gọi là Hiệu ứng Kuleschow.
bản được chuyển thể từ chuyện cổ tích, Walt Disney đã làm cho người xem đủ các lứa tuổi, thành phần và ở các quốc gia trên thế giới háo hức chào đón.
Mỗi khi người lớn và trẻ em ngày nay nhớ về chuyện cổ tích, dù là Bạch Tuyết, Hằng Nga hay Lọ lem, họ đều nhớ đến Walt Disney… Disney đã thành công trong việc tạo ra “sợi dây văn hóa” quàng quanh những câu chuyện cổ tích và sợi dây này thắt mỗi lúc mỗi chặt hơn qua những bộ phim gần đây như: Người đẹp và Quái thú và
Aladdin. “Bùa mê” của ông vẫn giữ nguyên sức mạnh, ngay cả khi
ông đã qua đời. [51, tr. 332]
Trong nghiên cứu này của mình, Zipes cho rằng, Walt Disney đã điều khiển và giữ người xem bằng những hình ảnh tuyệt đẹp, màu sắc rực rỡ, âm thanh sống động với các nhân vật bước ra từ chuyện cổ tích mà không kèm theo thông điệp nào. Phim của Walt Disney đơn giản, tái tạo nguyên mẫu nhân vật với tuyến kể chuyện định trước, không cho người xem cơ hội phản hồi, hay phê phán. Theo Zipes, vì các thủ pháp trên mà người xem như bị dính “bùa mê” của Disney. Hết bộ phim truyện hoạt hình này, họ lại bị định hướng đến bộ phim truyện khác của hãng. Dù là ai, dù khen hay chê thì họ cũng có thể nhận ra những cái hay, cái thú vị từ những bộ phim truyện hoạt hình này và hầu như bị chúng cuốn hút, khó có thể cưỡng lại được. Thực tế cho thấy, phim truyện hoạt hình của Walt Disney chinh phục người xem khắp thế giới và trở thành hãng hoạt hình nổi tiếng, với các tác phẩm phim truyện hoạt hình còn hay hơn cả các bản chuyện cổ tích gốc.
Như đã biết, bộ phim truyện hoạt hình đầu tiên mang tính đột phá của Walt Disney là Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn đã làm cho cả “thế giới điện ảnh” sửng sốt vì phong cách mới mẻ của nó. Sau một năm, Walt Disney sản xuất bộ phim Chú người gỗ Pinocchio (Pinocchio, 1940) có kịch bản được chuyển thể
từ tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Pinocchio (Le Avventure di Pinocchio) của nhà văn Italy Carlo Collodi.
Năm 1942, câu truyện Bambi, cuộc sống trong những cánh rừng (Bambi,
a life in the woods) của nhà văn Felix Salten đã lôi cuốn Walt Disney, khiến
ông “phải” đưa nó lên màn ảnh với cái tên Chú nai Bambi. Bộ phim đã chinh phục nhiều thế hệ người xem trẻ em trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Năm 1950, Walt Disney chọn câu chuyện cổ tích Cô bé lọ lem, (còn có tên là Chiếc hài cườm pha lê) của nhà viết truyện cổ tích Pháp Charles Perrault để chuyển thể thành bộ phim Cô béLọ Lem. Năm năm sau (1955), vở kịch nổi tiếng Peter Pan hay Cậu bé không chịu lớn (Peter Pan or The Boy Who
Wouldn’t Grow up) của tác giả J. M. Barie (Scotland) được Disney cho ra mắt
người xem bằng định dạng phim truyện hoạt hình, với cái tên Peter Pan, cậu
bé không chịu lớn (Peter Pan, 1955). Bốn năm sau, 1959, Disney sản xuất bộ
phim Người đẹp ngủ trong rừng, chuyển thể từ chuyện cổ tích Người đẹp ngủ
trong rừng (La Belle au Bois Dormant) của Charles Perrault.
Tiếp tục truyền thống của nhà làm phim hoạt hình vĩ đại này, hãng Disney trong thập niên 1989 - 1999 liên tục làm các bộ phim chuyển thể từ các chuyện cổ tích và các tác phẩm văn học nổi tiếng. Đây là thời kỳ Phục hưng của hãng. Năm 1990, bộ phim Nàng tiên cá, chuyển thể từ truyện cổ tích Nàng tiên cá
(Den Lille HavfrueI) của nhà viết chuyện cổ tích người Đan Mạch Hans
Christian Andersen, đã chinh phục người xem toàn cầu bởi những hình ảnh tuyệt đẹp, những bài hát vui tươi và sôi động, những điệu nhảy hào hứng trong phim. Nối tiếp thành công của Nàng tiên cá, năm 1991, bộ phim truyện hoạt hình Người đẹp và Quái thú được chuyển thể từ chuyện cổ tích cùng tên La
Belle et la Bête của nữ văn sĩ người Pháp Jeanne - Marie Leprince de Beaumont
phim Aladdin, xây dựng dựa trên chuyện cổ tích Một nghìn một đêm lẻ (Arabian
Nights) được trình chiếu. Sau đó ba năm, bộ phim Pocahontas (Pocahontas,
1995) dựa theo câu chuyện lịch sử, đã mang lại cho người xem một góc nhìn mới lạ về việc xây dựng cốt truyện và sáng tạo nhân vật của hãng phim Disney. Từ năm 1996 – 1998, hãng phim Disney đã làm ba bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng. Thứ nhất là phim Thằng gù ở nhà thờ Đức bà, được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Victor Hugo. Tiếp theo là phim Dũng sĩ Hercules (Hercules, 1997), được chuyển thể từ truyện thần thoại Hy Lạp. Và cuối cùng là phim Hoa Mộc Lan (Mulan, 1998), được chuyển thể từ truyền thuyết Trung Hoa. Bước sang thế kỷ XXI, các tác phẩm phim hoạt hình chuyển thể từ các câu chuyện cổ tích vẫn tiếp tục xuất hiện với phim Công
chúa và con ếch (The Princess and The Frog, 2009), dựa trên truyện Hoàng tử
ếch của anh em Grimm và truyện Công chúa ếch (The Frog Princess) của nhà văn E.D. Baker với nhân vật công chúa da màu đầu tiên. Năm 2010, bộ phim
Công chúa tóc mây (Tangled, 2010) được chuyển thể từ câu chuyện Rapunzel
của anh em Grimm lại tiếp tục ra mắt người xem.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của phim truyện hoạt hình Disney là cách xây dựng nhân vật thông qua kể chuyện trên kịch bản chuyển thể. Nhân vật trong phim truyện hoạt hình chuyển thể của Disney có những đặc điểm nổi bật như sau. (1) Trung thành với bản gốc ở mức độ tương đối đồng thời có những sáng tạo ấn tượng; (2) Nhân vật được duy trì gắn kết trong cách kể chuyện tuyến tính; (3) Phim được kể tạo nên sự sinh động của nhân vật và câu chuyện; (4) Xung đột được tạo theo dạng xoáy trải đường tuyến tính của cốt truyện, đến cao trào, tạo kịch tính bộ phim; (5) Phong cách kể chuyện đa dạng với nhiều thủ pháp nghệ thuật và công nghệ lôi cuốn người xem.
Hãy xem xét kỹ các đặc điểm của các nhân vật trong phim truyện hoạt hình của Walt Disney vừa nói ở trên.