10. Bố cục của luận án
3.5. Những tồn tại trong xây dựng nhân vật của Disney
Mặc dù luôn chiếm lĩnh vị trí số một trên thị trường phim hoạt hình thế giới, với vô số những lời khen ngợi và giải thưởng từ kịch bản, đạo diễn, âm nhạc, tạo hình nhân vật, v.v..., nhưng dòng phim Walt Disney cũng không tránh khỏi những lời phê phán và phân tích trái chiều, chủ yếu đến từ các nhà sư phạm, các nhà lý luận phê bình văn học dân gian...
Những phản biện về phim Disney chủ yếu ở hai vấn đề. Thứ nhất, phim hoạt hình Disney đã làm thay đổi và sai lệch nguyên tác dẫn đến thông điệp gửi gắm và ý nghĩa giáo dục bị sai lệch. Thứ hai, phim hoạt hình của Disney thường bị chỉ trích đưa ra các khuôn mẫu nhân vật đơn giản, thụ động và mang yếu tố phân biệt chủng tộc, khi các nàng công chúa nhân vật chính đa phần là da trắng.
Bàn về vấn đề liên quan đến việc chuyển thể kịch bản quá xa rời nguyên tác, các nhà phê bình đã chỉ trích Disney đã “Disney hóa” một loạt câu truyện cổ tích kinh điển với việc xây dựng các nhân gần với thời đại hơn, nhưng không còn giữ được nhiều tính dân gian nguyên bản, hoặc bổ sung các nhân vật mới vào câu chuyện phim (Hoàng tử và các chú lùn trong Nàng Bạch Tuyết và bảy
chú lùn, mụ phù thủy Ursula, vua Triton trong Nàng Tiên cá, gã trai Gaston
và Quái thú trong Người đẹp và Quái thú, v.v...). Trong bài phỏng vấn của tạp
chí The Hoon Book có tựa đề Phán xét Walt Disney (Walt Disney Accused), nhà
nghiên cứu ngôn ngữ và thư viện học Frances Clarke Sayers đã đưa ra những phê phán về việc các bộ phim chuyển thể từ truyện cổ tích của Disney phần nào đã thay đổi nội dung mang tính giáo dục của nguyên tác, khiến các thông điệp cuộc sống đôi khi bị đơn giản hóa, nhuộm màu hồng. Tác giả Frances Clarke Sayers viết,
Truyện cổ dân gian là một dạng tổng hợp, mang tính tượng trưng tuyệt vời của văn học dân gian. Nó đến từ quần chúng chứ không phải đứng trên quần chúng. Những truyện cổ dân gian này có cấu trúc xác định. Từ truyện cổ dân gian người ta hiểu được vai trò của mình trong đời sống, hiểu được tính lưỡng đề của bi kịch cuộc đời, những cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái mạnh và cái yếu... Có một sự bóp méo mọi tính chất của truyện cổ dân gian trong các bộ phim cổ tích của Disney. Ông làm những điều thật lạ. Ông làm truyện cổ dân gian trở nên ngọt ngào. [97, tr. 2]
Tác giả Sayers còn cho rằng,
Disney không tôn trọng bản gốc của các tác giả văn học và xử lý các câu chuyện dân gian theo cách của mình, không “để tâm đến giá trị thật về nhân học, về tinh thần hay tâm lý”. Hay, “Disney đã giả tạo hóa cuộc sống bằng cách coi mọi thứ đều êm ái, ngọt ngào không có xung đột ngoại trừ những xung đột bạo lực hiển nhiên”. [97, tr. 2] Truyện cổ dân gian bao giờ cũng mang đặc điểm dân tộc, có dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng và các giá trị đạo đức. Disney đã lựa chọn các truyện cổ tích khác nhau của các dân tộc khác nhau và chuyển thể chúng thành dạng văn hóa Mỹ. Sự diễn dịch này loại đi ý nghĩa cơ bản của nguyên tác. Mặc dù vẫn dựa trên cốt truyện cơ bản của nguyên tác, “Disney đã sắp xếp lại các bộ phim cho phù hợp với mục tiêu, mà họ hướng tới người xem Mỹ”. [35, tr. 5]
Disney thay đổi chủ đề và ý nghĩa của chuyện cổ tích. Ta có thể thấy chủ đề câu chuyện Nàng Tiên cá của Andersen và của Disney có sự khác biệt. Trong nguyên tác, mục tiêu là tình yêu và linh hồn bất tử, trong phim mục tiêu ban đầu của Ariel là thoát khỏi sự kiềm tỏa người cha và sau đó là lấy được hoàng tử. Tương tự, truyện cổ dân gian Người đẹp và Quái thú là bài học giáo dục các cô
gái trẻ cách yêu, cách rời xa gia đình để trưởng thành thì Disney lại dùng cảnh đuổi bắt đưa Belle về lại lâu đài Quái thú thay cho việc cô tự nguyện thực hiện trách nhiệm và tình cảm bản thân, “tạo nên một tình huống mang tính ép buộc nhiều hơn chứ không phải một câu chuyện tình yêu”[38, tr. 2]. Thông điệp gửi gắm của bộ phim cũng thay đổi, Quái thú trong phim thực ra là nhân vật có diện mạo xấu, nhưng tính tình lại tốt, hướng người đọc suy nghĩ về việc không nên xét đoán về con người chỉ qua vẻ ngoài của họ, vì một hình thức xấu có thể chứa đựng một trái tim yêu thương. Còn Quái thú trong phim Disney là một nhân vật có vấn đề về cảm xúc và hành vi, được bản tính lương thiện và tốt đẹp của Belle cải hóa. Rõ ràng ý nghĩa của câu truyện cổ tích đã bị thay đổi trong bộ phim. Tuy nhiên, dù có thay đổi ít hay nhiều nguyên tác, người ta vẫn có thể nhận thấy tính giáo dục, tính nhân văn và tính tích cực trong các bộ phim truyện hoạt hình Walt Disney chưa bao giờ mất đi. Các bộ phim Disney thường đưa ra những thông điệp thiện chí, tốt đẹp và tích cực, dành cho tất cả các đối tượng xem phim. Đó là, sống chân thành và tốt bụng sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ và có kết cục tốt đẹp (Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô bé Lọ Lem). Tình yêu đích thực (không nhất thiết phải là tình yêu nam nữ) có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, hoá giải mọi lời nguyền hay hận thù (Công chúa ngủ trong rừng, Poccahontas, Công
chúa và con ếch, Frozen, Công chúa tóc mây). Yêu thương cần phải biết hy sinh
bản thân, hay sống thật với chính con người của mình (Aladdin, Hoa Mộc Lan)… Vì vậy, cho dù có những phê phán về sự “bóp méo” hay thay đổi nội dung của nguyên tác thì các bậc cha mẹ vẫn có thể yên tâm để các con cháu nhỏ tuổi của mình mê mẩn với những câu chuyện, mà được Disney kể lại qua những bộ phim.
Bên cạnh các phản biện về kịch bản, cách xây dựng nhân vật hoạt hình trong phim, Disney cũng vấp phải nhiều ý kiến phê phán tiêu cực. Tuy nhiên, các khuôn mẫu điển hình của các nàng công chúa Disney thời kỳ đầu luôn hoàn hảo, hầu như không có điểm xấu nào, có thể dẫn đến việc trẻ em ngộ nhận về
bản thân mình, về xã hội xung quanh khi nhận dạng và bắt chước các nhân vật yêu thích của chúng. Các nhân vật trong phim Disney còn nhận được cả những lời chỉ trích về phân biệt chủng tộc. Chẳng hạn như, các nhân vật công chúa trong những phim Disney kinh điển đều là da trắng (mặc dù lý do được một số học giả giải thích, rằng các câu chuyện cổ tích chuyển thể lúc này, đều có nguồn gốc từ châu Âu), nên điều này vẫn tạo ra những hạn chế đối với người xem không phải là da trắng. Vẫn trong Phán xétWalt Disney, tác giả Frances Clarke Sayers,viết,
… Làm người xem da màu khó tiếp nhận đúng những thông tin văn hóa về bản thân họ, và vị trí của họ trong xã hội qua các phim của Disney. Những cô gái trẻ da màu có thể cho rằng, họ không đủ quan trọng để Disney đưa họ lên màn ảnh, như vậy chắc hẳn họ không là quan trọng. [97, tr. 84]
Ở giai đoạn sau, Walt Disney đã lần lượt đưa các nhân vật nữ đa dạng chủng tộc, đa dạng văn hóa vào trong các bộ phim của mình như Pocahontas, Hoa Mộc
Lan, Aladdin, Công chúa và con ếch và gần đây nhất là Raya và Rồng thần cuối
cùng (Raya and the Last Dragon, 2021), đã làm thay đổi đến cách nhìn nhận,
đánh giá của người xem. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến nhận xét trái chiều, chẳng hạn như, hình tượng Pocahontas vẫn là kiểu cô gái quí tộc hoang dã
(savage noble), hay những nhân vật xấu thường là người da màu, chẳng hạn,
nhân vật Scar trong phim Vua sử tử có màu da thẫm hơn và làm bạn với những con linh cẩu cũng sẫm màu,v.v... Những bộ phim thể hiện người da màu một cách mù mờ như thế, sẽ làm hại đến sự phát triển đúng đắn của trẻ em, là nhóm người dễ coi thường các nhân vật trong các bộ phim mà họ xem, hình thành nhận thức không đúng về bản thân. “Sự kỳ thị chủng tộc có thể khiến trẻ em da trắng tự coi mình là thượng đẳng, còn trẻ em da màu thấy mình không có tương lai và bị trấn áp”. [97, tr. 2]
Thực ra, phản biện về những tác động xấu của dòng phim truyện hoạt hình Disney đối với thế hệ trẻ sẽ luôn tồn tại. Điều cơ bản là người lớn cần giúp trẻ em phân biệt rõ những điểm này. Định hướng cho trẻ em tập trung vào những ưu điểm nổi bật của phim, cũng như những thông điệp tốt, cảnh báo về những cách hiểu sai. Giải thích cho trẻ em hiểu rõ về nhân vật, hành động và mục tiêu của các nhân vật, để phim Disney và các nhân vật trong phim luôn là những người bạn tốt, giúp trẻ em trưởng thành.
Dù thế nào thì cho đến nay, người xem vẫn luôn nồng nhiệt đón chào các bộ phim truyện hoạt hình chuyển thể từ cổ tích của Disney, và bản thân hãng phim cũng rất biết lắng nghe người xem, để và làm mới, nâng cấp chính những bộ phim của mình. Cụ thể nhất là với dòng phim “hành động trực tiếp” (live
action mới nhất gần đây, Disney đã casting (lựa chọn) một thần đèn và nàng
tiên cá da màu cho hai bộ phim Aladdin và Nàng tiên cá.