Sử dụng âm nhạc tạo tâm trạng và cảm xúc nhân vật

Một phần của tài liệu 7.-PHMai-LUẬN-ÁN-1 (Trang 123 - 126)

10. Bố cục của luận án

3.4.3. Sử dụng âm nhạc tạo tâm trạng và cảm xúc nhân vật

Âm nhạc và cách sử dụng âm nhạc là một trong những yếu tố mang lại thành công lớn cho các bộ phim truyện hoạt hình của Disney. Ở chương 2, người viết đã phân tích về cách mà các nhà làm phim Disney sử dụng âm nhạc để tạo ra các quãng đệm trước cao trào (tiểu mục 2.1.5.2.), từ đó làm tăng mức độ kịch tính của bộ phim. Ngoài ra, âm nhạc cũng là thủ pháp nghệ thuật được

Disney thường xuyên sử dụng trong các bộ phim truyện hoạt hình để tiếp cận nhân vật qua cảm xúc và tâm trạng. Chẳng hạn bài hát Hãy hôn cô gái (Kiss the Girl) trong bộ phim Nàng tiên cá, là trường đoạn có tính kết nối các sự kiện, tạo quãng đệm trước cao trào của phim. Đây cũng là trường đoạn khá quan trọng đối với cốt chuyện, tạo nút thắt cần gỡ. Đã qua hai ngày nhưng Ariel vẫn chưa làm được để hoàng tử Eric hôn mình, vì thế, cô có thể trở thành nô lệ của mụ Ursula. Lần đi thuyền trên hồ buổi tối là nút thắt giải quyết sự thắng hay bại của cô. Khung cảnh phim thực sự gợi tình, mặt hồ, liễu rủ, trăng mờ, sự bẽn lẽn của cô gái và sự ngập ngừng của chàng trai “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Disney đã tạo ra một khung cảnh huyền ảo, nên thơ và đưa bài hát cùng nhạc trưởng Sebastian vào cuộc. Bài hát mô tả nỗi lòng của hai người yêu nhau mà chưa dám ngỏ lời, tâm trạng cô gái ngây thơ trong trắng vừa lo sợ, vừa mong đợi nụ hôn đầu, tâm trạng của chàng trai rất ngại ngần muốn hôn nhưng lại sợ không hiểu nàng sẽ phản ứng thế nào? Nhân vật cua nhạc trưởng Sebastien trở thành kẻ điều khiển, xúi giục, tạo không khí, đẩy hai người trẻ tuổi yêu nhau lại gần nhau hơn, với ý đồ giúp Ariel chiến thắng mụ Ursula. Nếu không có lời dẫn dụ của Sebastien, thể hiện qua bài hát Hãy hôn cô gái, trường đoạn phim này hiển nhiên mất hẳn sự thuyết phục, cũng như sức hấp dẫn đối với người xem, bởi thực ra Sebastien không chỉ làm kẻ xúi giục hai nhân vật trong phim, lời ông hát cũng thể hiện mong muốn của người xem, đẩy cho Ariel và hoàng tử hôn nhau, giải tỏa mối lo lắng cận kề. Hãy hôn cô gái tạo không gian lãng mạn, huyền bí, êm đềm cho đôi tình nhân đang cùng yêu nhau mà cả hai đều không dám nói. Cùng với bài hát Dưới biển sâu (Under the Sea), hai bài hát này là hai trong các yếu tố tạo nên thành công phim, khiến người xem muốn xem đi xem lại chúng. Trường đoạn phim với bài hát Chuyện cổ tích xưa

như thời gian trong phim Người đẹp và Quái thú cũng là trường đoạn âm nhạc

Tác giả Kathryn Kalinak, người nghiên cứu về âm nhạc trong phim Hollywood đã viết trong nghiên cứu có tựa đề Ghi âm: Âm nhạc và các phim

kinh điển Hollywood (Settling the Score: Music and the Classical Hollywood

Film) [62] của mình rằng:

Từ góc nhìn của Quái thú, đó là thời khắc anh nhận ra anh muốn nói với Belle về tình yêu của mình với cô, và quyết định sẽ ngỏ lời. Trong khi đó Belle bắt đầu nhận ra mình đang yêu kẻ giam giữ cô. [62] Bài hát tạo ra một không khí lãng mạn và êm đềm, lung linh, huyền ảo cho hai nhân vật Belle và Quái thú. Nó khớp với biểu cảm vừa bẽn lẽn vừa chủ động của Belle và sự hồi hộp, ngượng ngùng, ngạc nhiên, do dự của Quái thú. Sự tinh tế trong âm nhạc, sự giản dị và dễ hiểu của lời bài hát tạo nên một không gian sống động, giàu cảm xúc, lột tả nội tâm của cả hai. Một bên thực sự bị lưới tình vây bủa (Quái thú), một bên hình như nhận ra mình bắt đầu yêu (Belle). Hành động sau đó của Quái thú đồng ý để Belle về gặp cha chính là minh chứng rõ ràng cho tình yêu anh dành cho nữ chính: mặc dù biết mình có thể vĩnh viễn không lấy lại diện mạo ngày xưa nếu Belle không quay lại, anh vẫn chấp nhận để cô ra đi. Đạo diễn, nhà sản xuất bộ phim Người đẹp và Quái thú nói về việc sử dụng bài hát Chuyện cổ tích xưa như thời gian trong phim này như sau:

Giải thích về vai trò bài hát trong phim, đạo diễn Kirk Wise mô tả khung cảnh này là “đỉnh điểm của mối quan hệ giữa hai nhân vật”, trong khi đó, nhà sản xuất Don Hahn khẳng định, đó là “thời điểm gắn kết bộ phim để hai nhân vật cuối cùng sẽ sống bên nhau”.[109]

Những phân tích trên cho thấy, âm nhạc là thành phần quan trọng trong phim Disney, được sử dụng như thủ pháp để mô tả nội tâm các nhân vật, cũng như tạo không gian và môi trường lột tả nội tâm nhân vật, giúp cho người xem nhận dạng các nhân vật rõ ràng, nhanh chóng hiểu rõ mạch phim và hành động nhân

vật, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhân vật và người xem, khơi gợi cảm xúc, tạo sự đồng cảm của người xem với nhân vật, đồng hành cùng nhân vật.

Một phần của tài liệu 7.-PHMai-LUẬN-ÁN-1 (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)