Đối tượng nghiên cứu: 1863 người mang gen alpha thalassemia và alpha

Một phần của tài liệu 961-Văn bản của bài báo-1690-1-10-20210821 (Trang 119 - 123)

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 1863 người mang gen alpha thalassemia và alpha

mang gen alpha thalassemia và alpha thalassemia thể nhẹ tại viện Huyết Học và Truyền Máu trung ương, thời gian từ 1/2017 – 12/2017 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

- Tuổi ≥ 15

- Không kèm tình trạng thiếu máu thiếu sắt (Ferritin > 30 ng/ml)

- Điện di huyết sắc tố có HbA2 <3,5% và HbF <2%.

- Xác định người mang gen alpha thalassemia và alpha thalassemia thể nhẹ dựa trên sàng lọc với các đột biến hay gặp ở Việt Nam bằng multiplex PCR, gồm có: SEA, 3.7, THAI, 4.2, FIL, HbCS, HbQs, C2del [4], [5].

- Người mang gen (–α/αα thalassemia) gồm các đột biến: - α3.7α, – αCsα, – α4.2α,– αQsα, – αC2delα.

- alpha thalassemia thể nhẹ gồm: + ––/αα thalassemia: – – SEA, – – SEA + –α/–α thalassemia: – α3.7/– α3.7, – α3.7/– αCs, – α4.2/ – αCs, – αCs/ – αCs

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại thực hiện trên máy đếm tế bào tự động Advia 2120i, DXH800.

- Xét nghiệm multiplex PCR thực hiện trên máy PCR Mastercycler nexus GX2, EppendoftAG, Proflex AB.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 với các thuật toán tìm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, T-Test, ROC.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ 1/2017 – 12/2017, có 1863 trường hợp α thalassemia thể nhẹ hoặc người mang gen với kết quả điện di huyết sắc tố bình thường được xác định. Trong đó, nam chiếm 35,4%, nữ chiếm 64,6% với tuổi trung bình là 25,4. Sử dụng multiplex PCR sàng lọc với các đột biến hay gặp ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu được chia làm 3 nhóm:

Bảng 1: Tỷ lệ các loại đột biến hay gặp tại Việt Nam Đột biến n % –α/αα thalassemia (n=1172) - α3.7α 702 37,6 – αCsα 398 21,4 – α4.2α 67 3,6 – αQsα 3 0,2 – αC2delα 2 0,1 ––/αα thalassemia (n=476) – – SEA 464 24,9 – – THAI 12 0,6 –α/–α thalassemia (n=215) – α3.7/– α3.7 120 6,4 – α3.7/– αCs 93 5 – α4.2/ – αCs 1 0,1 – αCs/ – αCs 1 0,1

Bảng 2: Đặc điểm các chỉ số hồng cầu ở các nhóm alpha thalassemia

Chỉ số –α/αα (n= 1172) –α/–α (n=215) ––/αα ( n= 476) RBC Nam 5,5 ± 0,5 5,8 ± 0,5 6,4 ± 0,5 Nữ 5 ± 0,4 5,3 ± 0,5 5,7 ± 0,4 Hb Nam 142,8 ± 12,9 134 ± 9,9 119,4 ± 8,4 Nữ 128,6 ± 10,9 120,2 ± 9,5 133,3 ± 9,6 MCV Nam 82,6 ± 4,2 76,8 ± 5,6 69,3 ± 4 Nữ 83,1 ± 4,1 75,6 ± 4 69,4 ± 4,3 MCH Nam 25,9 ± 1,4 23,1 ± 1,4 21 ± 1,1 nữ 25,9 ± 1,4 22,6 ± 1,1 20,9 ± 1,4 MCHC Nam 313,5 ± 11,5 300,7 ± 11,8 303,1 ± 10,9 nữ 311,6 ± 12,3 298,7 ± 11,2 301,4 ± 12,7 RDW - CV Nam 14,3 ± 1,3 15,3 ± 1,4 16,4 ± 1,6 nữ 13,9 ± 1,3 15,3 ± 1,4 15,8 ± 1,4

Bảng 3: So sánh MCV, MCH, MCHC của người mang gen và alpha thalassemia thể nhẹ Chỉ số (–α/αα) thalassemia n=1172 (–α/–α ) và (––/αα) thalassemia (n= 691) p MCV 82,9 ± 4,2 71,4 ± 5,3 <0,001 MCH 25,9 ± 1,4 21,5 ± 1,5 <0,001 MCHC 312,3 ± 12,1 301,2 ± 12 <0,001

MCV nhóm (–α/αα) thalassemia trung bình là 82,9fl cao hơn (–α/–α ) và (––/αα) thalassemia (71,4fl) với p<0,001. Chỉ số có AUC 0,947 với điểm cắt là MCV = 77,45 fl, độ nhạy 91,6 %, độ đặc hiệu 88,9%.

MCH của nhóm (–α/αα) thalassemia trung bình là 25,9pg cao hơn (–α/–α ) và (––

/αα) thalassemia (21,5pg) với p<0,001. Chỉ số có AUC 0,973 với điểm cắt là MCH= 23,65pg, độ nhạy 93,6 %, độ đặc hiệu 92,6%. MCHC nhóm (–α/αα) thalassemia trung bình là 312,3g/l cao hơn (–α/–α ) và (––/αα) thalassemia (301,2g/l) với p<0,001. Bảng 4: So sánh MCV, MCH, MCHC giữa 2 nhóm (–α/–α ) và (––/αα) thalassemia Chỉ số (–α/–α )thalassemia n=215 (––/αα) thalassemia n=476 p MCV 76 ± 4,6 69,4 ± 4,2 <0,001 MCH 22,7 ± 1,2 20,9 ± 1,3 <0,001 MCHC 299,3 ± 11,4 302,1 ± 12 <0,005

MCV của nhóm (–α/–α) thalassemia trung bình là 76fl cao hơn (- -/αα) thalassemia (69,4fl) với p<0,001. Chỉ số có AUC 0,869 với điểm cắt là MCV= 72,15 fl, độ nhạy 82,3%, độ đặc hiệu 78,4%.

MCH của nhóm (–α/–α) thalassemia trung bình là 22,7pg cao hơn (- -/αα) thalassemia

(20,9pg) với p < 0,001. Chỉ số có AUC 0,865 với điểm cắt là MCH= 21,85pg, độ nhạy 75,8%, độ đặc hiệu 81,5%. MCHC của nhóm (–α/–α) thalassemia trung bình là 299,3g/l thấp hơn (- -/αα) thalassemia (302,1g/l) với p<0,005. Bảng 5: So sánh MCV, MCH, MCHC giữa 2 nhóm (–α/αα) và (–α/–α) thalassemia Chỉ số (–α/αα) thalassemia n=1172 (–α/–α )thalassemia n=215 p MCV 82,9 ± 4,2 76 ± 4,6 <0,001 MCH 25,9 ± 1,4 22,7 ± 1,2 <0,001 MCHC 312,3 ± 12,1 299,3 ± 11,4 <0,001

MCV của nhóm (–α/αα) thalassemia trung bình là 82,9fl cao hơn (–α/–α) thalassemia (76fl) với p<0,001. Chỉ số có AUC 0,874 với điểm cắt là MCV=78,45fl, độ nhạy 88,4%, độ đặc hiệu 75,3%.

MCH của nhóm (–α/αα) thalassemia trung bình là 25,9pg cao hơn (–α/–α) thalassemia (22,7) với p<0,001. Chỉ số có AUC 0,944 với điểm cắt là MCH=23,95pg, độ nhạy 91,6%, độ đặc hiệu 85,6 %.

MCHC của nhóm (–α/αα) thalassemia

trung bình là 312,3g/l cao hơn (–α/α) thalassemia (299,3 g/l) với p<0,001.

IV. BÀN LUẬN

Tương tự các nghiên cứu khác, nhóm (– α/αα) thalassemia chiếm tỷ lệ cao nhất trong α thalassemia thể nhẹ hoặc người mang gen (62,9%) [6], [7], [8]. Đột biến - α3.7α chiếm tỷ lệ cao nhất 37,6%, sau đó là – – SEA (24,9%), tương tự các ghi nhận ở Malaysia, Đài loan [5], [9].

Với nhóm (–α/αα) thalassemia, giá trị MCV trung bình là 82,9fl cao hơn các nghiên cứu tại Malaysia, Tây Ban Nha, Iran [5], [7], [8]. Xét cụ thể các giá trị MCV cho thấy, MCV từ 80-85fl chiếm 32,7%, MCV >85fl chiếm 19,1%, điều này có nghĩa là nhiều trường hợp hồng cầu không nhỏ. Các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có kết quả điện di huyết sắc tố bình thường nên sàng lọc thalassemia với ngưỡng 80fl có thể bỏ sót 51,8% trường hợp người mang gen α thalassemia. Giá trị MCH trung bình là 25,9 pg cao hơn các nghiên cứu tại Malaysia, Iran, Tây Ban Nha [5],[7], [8], [10]. Trong đó, các giá trị MCH≥27pg chiếm 23,1%. Vì vây, việc lựa chọn ngưỡng sàng lọc thalassemia với MCH <27pg cũng sẽ bỏ sót 23,1% trường hợp mang gen[5]. Giá trị MCHC trung bình là 312,3 g/l thấp hơn ngưỡng bình thường và thấp hơn các nghiên cứu khác [5], [7], [8], [10]. Sử dụng ROC (Receiver Operating Characteristic), ngưỡng MCV, MCH có giá trị cao trong phân biệt giữa các nhóm. Cụ thể: ngưỡng MCV 77,45fl, MCH 23,65pg có khả năng phân biệt cao giữa (–α/αα) thalassemia và nhóm (–α/– α) & (- - /αα) thalassemia với độ nhạy 91,6% & 93,6%, độ đặc hiệu 88,9%&92,6%. MCV 78,45fl và MCH 23,95 có khả năng phân biệt cao giữa nhóm (–α/αα ) thalassemia và (– α/–α) thalassemia với độ nhạy 88,4% & 91,6%, độ đặc hiệu 75,3% và 85,6%.

Với 476 trường hợp (- -/αα) thalassemia, nghiên cứu gặp chủ yếu đột biến – – SEA. Tỷ lệ đột biến cao này đã được báo cáo ở các quốc gia đông bắc Thái Lan, Lào và Campuchia, cộng đồng người Hoa [11]. Các (- -/αα) thalassemia có 33% có thiếu máu nhẹ, nhưng điện di huyết sắc tố đều bình thường nên dễ bỏ sót. Xác định trường hợp có (- -/αα) thalassemia có tầm quan trọng

lớn, bởi sự kết hợp giữa bố hoặc mẹ có (- - /αα) thalassemia và α-thalassemia người mang gen sẽ sinh ra trẻ mắc bệnh HbH hoặc bệnh Hb Bart. Tư vấn di truyền trong trường hợp này rất cần thiết. Nhóm (- -/αα)

thalassemia có MCV trung bình 69,4fl, MCH trung bình 20,9pg, thấp hơn có ý nghĩa thống kê với 2 nhóm còn lại. So với nhóm (–α/–α ) thalassemia, ngưỡng MCV 72,15fl và MCH 21,85 pg có khả năng phân loại với độ nhạy 82,3% &75,8% và độ đặc hiệu 78,4% & 81,5%.

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều trên 14 tuổi. Vì vậy, sự thay đổi MCV, MCH theo tuổi được loại trừ. Dựa trên MCV, MCH có thể định hướng số lượng gen α thalassemia bị đột biến, thậm chí là kiểu đột biến (–α/–α) hay (- -/αα). Trong đó, MCH có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. Giá trị MCH ổn định hơn so với MCV, nhất là liên quan thời gian lưu trữ máu. Vì thế, một số tác giả sử dụng MCH là công cụ duy nhất trong sàng lọc thalassemia [12]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, MCH là công cụ sàng lọc tốt hơn MCV. Tuy nhiên, nếu sử dụng ngưỡng MCH<27pg cũng sẽ bỏ sót 275 trường hợp chiếm 14,8%, hoặc ngưỡng MCH < 28pg cũng bỏ sót 8 trường hợp, chiếm 0,4%. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ giới hạn trên nhóm đột biến hay gặp tại Việt Nam gồm: SEA, 3.7, THAI, 4.2, FIL, HbCS, HbQs, C2del. Vì vậy, gợi ý tốt nhất với bác sỹ lâm sàng là nên phối hợp cả 2 chỉ số MCH <28pg hoặc MCV <85fl.

V. KẾT LUẬN

Người mang gen và alpha thalassemia thể nhẹ rất phổ biến trong cộng đồng. Trong điều kiện chuẩn đoán tại Việt Nam, tỷ lệ không chuẩn đoán được rất cao bởi người bệnh không có triệu chứng lâm sàng và kết quả

điện di huyết sắc tố bình thường. Qua phân tích 3288 người mang gen và alpha thalassemia thể nhẹ dương tính với các đột biến hay gặp tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy phối hợp MCV < 85fl hoặc MCH < 28pg là công cụ sàng lọc ban đầu hiệu quả. Ngưỡng MCV 77,45fl, MCH 23,65pg có khả năng phân biệt người mang gen và alpha thalassemia thể nhẹ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Ngưỡng MCV 72,15fl và/hoặc MCH 21,85pg có khả năng gợi ý (- -/αα) thalassemia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu 961-Văn bản của bài báo-1690-1-10-20210821 (Trang 119 - 123)