Một số đặc điểm về tuổi, giới và thể bệnh

Một phần của tài liệu 961-Văn bản của bài báo-1690-1-10-20210821 (Trang 149 - 152)

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

2. Phương pháp nghiên cứu:

3.1. Một số đặc điểm về tuổi, giới và thể bệnh

tổng hợp huyết sắc tố di truyền phổ biến nhất ở Việt Nam, bệnh có tính địa dư và có tính đặc trưng theo dân tộc. Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương là nơi điều trị bệnh nhân thalassemia lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam, người bệnh đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Để có thể sơ bộ nhận định đặc điểm của bệnh nhân thalassemia tại các tỉnh ở miền Bắc, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: ‘‘Phân tích một số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân thalassemia điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương năm 2020’’.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng: 2.845 bệnh nhân thalassemia được điều trị nội trú và ngoại trú thalassemia được điều trị nội trú và ngoại trú tại Viện Huyết học - Truyền máu TW trong năm 2020.

Cách chọn mẫu: toàn bộ bệnh nhân thalassemia điều trị từ T1/2020 đến T12/2020.

Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân bị bệnh tan máu khác như hồng cầu hình cầu, thiếu men G6PD; bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu:

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. ngang.

2.2. Thu thập số liệu: lâm sàng, hồ sơ bệnh án. bệnh án.

2.3. Các chỉ số nghiên cứu: tuổi, dân tộc, nơi sống, thể bệnh. nơi sống, thể bệnh.

2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán thể bệnh dựa vào đột biến gen globin [1]: vào đột biến gen globin [1]:

- β-thalassemia thể nặng: β0/β0. - β-thalassemia thể trung bình: β0/β+. - β-thalassemia/ HbE: β0/βE, β+/βE. - α-thalassemia: α0/α+.

2.5. Phương tiện xét nghiệm:

- Tổng phân tích tế bào máu theo nguyên lý Laser bằng máy đếm tế bào tự động.

- Xác định thành phần huyết sắc tố bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) trên máy Ultra2, hãng Trinity Biotech.

- Xác định đột biến gen globin bằng phương pháp PCR, Strip Assay hoặc giải trình tự gen.

2.6. Xử lý số liệu:

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.

- Các kết quả có tính định lượng được thể hiện dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn) hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị (nếu phân bố không chuẩn), các kết quả có tính chất định tính được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm về tuổi, giới và thể bệnh bệnh

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n=2845)

Nhận xét: Trong 2845 BN nghiên cứu thì nữ giới gặp nhiều hơn nam giới với tỷ lệ lần lượt là 52,7% và 47,3%. 11.3 21.7 15.7 8.3 7.1 10.4 9.1 5.7 5.9 4.7 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 < 6 (n=322) 6 - 10 (n=617) 11 - 15 (n=446) 16 - 20 (n=237) 21 - 25 (n=203) 26 - 30 (295) 31 - 35 (n=260) 36 - 40 (n=162) 41 - 50 (n=168) > 50 (n=135) Tỷ l ệ % TUỔI

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các độ tuổi của bệnh nhân

Nhận xét: Bệnh nhân có độ tuổi 6 – 10 chiếm tỷ lệ cao nhất (21,7%). Tỷ lệ bệnh nhân dưới 20 tuổi chiếm 57%.

Bảng 3.1. Độ tuổi bệnh nhân thalassemia theo thể bệnh

Thể bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Độ tuổi trung bình (min – max) β thalassemia mức độ nặng (1) 536 18,8 8,5 ± 5,2 (1 – 29) β thalassemia mức độ trung bình (2) 208 7,3 23,1 ± 15,3 (1 – 65) β-thalassemia/ HbE (3) 1578 55,5 20,0 ± 13,2 (1 – 65) α-thalassemia (4) 523 18,4 30,2 ± 18,3 (1 -89) Tổng cộng 2.845 100 P (1),(2) < 0,05 P (1),(3) < 0,05 P (1),(4) < 0,05

Nhận xét: β-thalassemia mức độ nặng chiếm 18,8%, β-thalassemia/HbE chiếm 55,5%. Bệnh nhân β-thalassemia mức độ nặng có độ tuổi trung bình là 8,5, cao nhất là 29 tuổi. Bệnh nhân α-thalassemia có độ tuổi trung bình là 30,2 tuổi.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các thể bệnh thalassemia theo độ tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân thể bệnh β-thalassemia mức độ nặng giảm dần theo độ tuổi và tỷ lệ thể bệnh α-thalassemia tăng dần theo độ tuổi.

Một phần của tài liệu 961-Văn bản của bài báo-1690-1-10-20210821 (Trang 149 - 152)