MỤC II QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI-CON NUÔ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 40)

II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý Truy tầm sự thật sinh học Việc xác định quan hệ cha mẹ-con về phương diện

MỤC II QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI-CON NUÔ

NUÔI

******

Khái niệm. Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác, những người có liên quan không có mối liên hệ huyết thống với nhau như cha mẹ-con ruột, nhưng người nuôi được xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; người được nuôi, về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ ruột. Đó là quan hệ cha mẹ-con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 67 khoản 1, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

Xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Việc nuôi con nuôi chỉ có thểđược xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi trong khuôn khổ thủ tục nuôi con nuôi tiến hành dưới sự giám sát của Nhà nước.

Xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Việc nuôi con nuôi chỉ có thểđược xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi trong khuôn khổ thủ tục nuôi con nuôi tiến hành dưới sự giám sát của Nhà nước.

Nuôi chung hoặc nuôi cá nhân. Người nuôi phải là cá nhân: không có chuyện

một người là con nuôi của một pháp nhân, một hộ gia đình hoặc một tổ hợp tác. Đó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân độc thân. Về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng); tuy nhiên, thực tiễn hầu như không ghi nhận được trường hợp này.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 69, người nuôi phải.có đầy đủ năng lực hành vi; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nếu vợ và chồng cùng nhau nhận con nuôi, thì từng người một phải thoả mãn các điều kiện trên đây (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 70).

Người nuôi có thể có hoặc không có con ruột. Một người hoặc một cặp vợ chồng có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 67 khoản 1).

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)