Quan hệ ông bàn ội (ngoại) và cháu

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 105 - 106)

I. Xác lập quyền yêu cầu cấp dưỡng A Phương thức và điều kiện xác lập

c. Quan hệ ông bàn ội (ngoại) và cháu

Ông bà nội (ngoại) cấp dưỡng cho cháu. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 47 khoản 1, ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trườìng hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này. Vậy nghĩa là ông bà nội (ngoại) chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cháu trong trường hợp cháu không còn cha mẹ, anh, chị, em hoặc còn nhưng những người này không có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng. Một khi những điều kiện do luật quy định đã có đủ mà ông bà nội (ngoại) không nuôi dưỡng cháu, thì có thể bị buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Cháu cấp dưỡng cho ông bà nội (ngoại). Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội (ngoại) (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 47 khoản 2). Luật sử dụng từ “phụng dưỡng” thay vì “nuôi dưỡng”. Có lẽ, đó chỉ vì khi nói về quan hệ nuôi dưỡng giữa một bên - người có nghĩa vụ - là con cháu và bên kia - người có quyền yêu cầu - là cha mẹ, ông bà -, dân gian quen sử dụng từ phụng dưỡng hơn là từ nuôi dưỡng. Dẫu sao, về nội hàm pháp lý, hẳn từ phụng dưỡng trong điều luật cũng giống từ nuôi dưỡng. Vậy, cháu có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; và nếu cháu trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cần lưu ý rằng khi nói về bổn phận phụng dưỡng của cháu đối với ông bà nội (ngoại), luật không phân biệt các trường hợp tùy theo ông bà còn hay không còn con. Tuy nhiên, bằng cùng một cách phân tích được sử dụng đối với quan hệđùm bọc, nuôi dưỡng giữa anh, chị, em, ta kết luận rằng một khi ông bà còn có con đủ khả năng lao động, thì bổn phận phụng dưỡng của cháu đối với ông bà chỉ là một bổn phận thuần tuý đạo đức; cháu chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng (pháp lý) đối với ông bà trong trường hợp ông bà không còn con có điều kiện nuôi dưỡng ông bà.

76 Xem xét vấn đề trong khung cảnh của pháp luật lao động, có thể tin rằng người có trách nhiệm nuôi dưỡng trong trường hợp này phải có năng lực xác lập quan hệ lao động, tức là phải đủ 15 tuổi, có khả năng lao động,... trong trường hợp này phải có năng lực xác lập quan hệ lao động, tức là phải đủ 15 tuổi, có khả năng lao động,... (BLLĐĐiều 6). Tuy nhiên, không hẳn là phù hợp với ý chí của người làm luật giải pháp theo đó, người chưa thành niên đủ 15 tuổi trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với anh, chị, em thì có thể bị buộc thực hiện nghĩa vụ

cấp dưỡng. Khi nói về việc cấp dưỡng không mang tính chế tài giữa anh, chị, em, người làm luật chỉ nhắc đến anh, chị, em đã thành niên như là những người có năng lực pháp luật cấp dưỡng. Hẳn cũng như trong quan hệ

nghĩa vụ cấp dưỡng có tính chế tài của con đối với cha mẹ, người có nghĩa vụ cấp dưỡng mang tính chế tài đối với anh, chị, em phải là người đã thành niên, có khả năng lao động và có tài sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)