I. Hệ quả của việc ly hôn đối với vợ và chồng A Hệ quả nhân thân
64 Có thể nghĩ rằng nếu người đàn bà chủ động nộp đơn xin ly hôn hoặc cùng với chồng đứng chung một đơn xin thuận tình ly hôn, thì người đàn bà mà không phải là chủ sở hữu nhà phải có đủ dũng cảm đểđương đầu vớ
những vấn đề của cuộc tái định cư sau ly hôn. Trái lại, trong trường hợp đơn xin ly hôn được lập theo sáng kiến của người chồng, thì, trong điều kiện người vợ không phải là chủ sở hữu nhà, việc ly hôn sẽ có tác dụng như một biện pháp đuổi vợ và con ra khỏi nhà do người chồng thực hiện. Rất may, trong trường hợp sau này, việc xin ly hôn của người chồng-chủ sở hữu nhà thường được các thẩm phán xem xét với thái độ thận trọng: nếu nhận ra
được ý đồ của người chồng chỉ muốn đuổi vợ và con ra khỏi nhà thông qua việc ly hôn, thẩm phán sẽ bác đơn xin ly hôn, dù đối với người chồng, tinh trạng rõ ràng đã trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài, mục
đích hôn nhân không đạt được.
Ngay nếu như người đàn bà cùng với chồng nộp đơn xin thuận tình ly hôn, thì, khi xem xét các thoả thuận giữa vợ và chồng về việc giải quyết các hậu quả của việc ly hôn, thẩm phán sẽ can thiệp trong trường hợp giải pháp của bài toán về nhà ở cho người vợ (mà không phải là chủ sở hữu nhà) và các con tỏ ra không thoảđáng.
tìm được chỗ ở mới; bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong thời hạn 6 tháng65 để tìm chỗở khác (Điều 30 khoản 1).
b3. Trường hợp nhà thuê
Giải pháp của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Nghị định này đã dẫn có một số quy định chi tiết liên quan đến quyền lợi của vợ, chồng đối với nhà thuê sau khi ly hôn:
- Trường hợp thuê nhà của Nhà nước. Theo Nghị định đã dẫn Điều 28 khoản 1, trong trường hợp hợp đồng thuê nhà ở vẫn còn thời hạn, thì các bên thoả thuận về việc tiếp tục thuê nhà ở đó; nếu các bên không thoả thuận được và hai bên đều có nhu cầu sử dụng, thì được Toà án giải quyết theo Điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình. Cần lưu ý rằng quy định này được áp dụng mà không phân biệt hợp đồng thuê được giao kết trước hay sau khi kết hôn, bởi một bên hay cả hai bên. Tuy nhiên, giả sử hợp đồng thuê nhà được một bên giao kết trước khi kết hôn, thì quyền thuê, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 32 khoản 1, là tài sản riêng của người thuê66 và thuộc quyền sở hữu trọn vẹn của người này sau khi ly hôn, do áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 95 khoản 1, dù bên kia có thể vẫn có nhu cầu thuê67.
- Trường hợp thuê nhà của tư nhân. Khi nói về thuê nhà ở của tư nhân, thì Nghị định dự kiến trường hợp hợp đồng thuê do cả vợ và chồng cùng giao kết. Điều đó liệu có nghĩa rằng nếu hợp đồng thuê nhà chỉ do vợ hoặc chồng giao kết trước khi kết hôn, thì tiếp tục áp dụng các quy định của Chỉ thị số 69-TATC dẫn trên? Vấn đề khá tế nhị:
+ Theo Nghịđịnh đã dẫn Điều 29 thì:
1. Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn, thì các bên thoả thuận với nhau về phần diện tích mà mỗi bên được thuê và làm lại hợp đồng với chủ sở hữu;
2. Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn, mà chủ sở hữu chỉ đồng ý cho một bên được tiếp tục thuê nhà, thì các bên thoả thuận về việc một bên được tiếp tục thuê.
+ Trái lại, Chỉ thị 69 đã dẫn thừa nhận quyền tiếp tục thuê của người trực tiếp giao kết hợp đồng thuê trước đây cũng như của người không trực tiếp giao kết hợp đồng.
So sánh hai giải pháp, ta thấy rằng trong trường hợp hợp đồng thuê nhà ở được vợ hoặc chồng giao kết trước khi kết hôn, thì cả hai sẽ có nhiều cơ may được tiếp tục lưu lại nơi ở thuê hơn so với trường hợp cả hai cùng đứng thuê. Đó khó có thể được coi là giải pháp phù hợp với ý chí của người làm luật. Có lẽ, trong suy nghĩ của người soạn thảo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã dẫn, nếu hợp đồng thuê chỉ do vợ hoặc chồng giao kết trước khi kết hôn, thì quyền thuê tài sản phát sinh từ hợp đồng thuộc