Điều kiện sống chung tối thiểu được luật áp đặt nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của hiện tượng yêu cuồng sống vội, nhất là trong giới trẻ Hôn nhân là một quan hệ nghiêm túc Bởi vậy không thể mới kết hôn ngày

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 75 - 76)

II. Ly hôn trong luật Việt Nam 1 Lịch sử

52 Điều kiện sống chung tối thiểu được luật áp đặt nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của hiện tượng yêu cuồng sống vội, nhất là trong giới trẻ Hôn nhân là một quan hệ nghiêm túc Bởi vậy không thể mới kết hôn ngày

hôm trướïc đã xin ly hôn vào ngày hôm sau.

Trong thời kỳ thuộc điạ, người làm luật quy định rằng các bên không thể xin ly hôn do sự thuận tình, nếu thời gian chung sống chưa quá hai năm (Dân luật giản yếu Thiên VI; BLDS Bắc Điều 121; BLDS Trung Điều 120). Riêng thời hạn hai năm theo BLDS Trung Điều 120 được tăng lên thành 5 năm do hiệu lực của Dụ ngày 06/08/1945). Thậm chí, Dân luật giản yếu còn quyết định rằng nếu đã chung sống trong một gian đủ dài (20 năm), thì việc thuận tình ly hôn không thểđược chấp nhận nữa; cũng không có thuận tình ly hôn trong trường hợp chồng dưới 25 tuổi, vợ dưới 21 tuổi hoặc cả hai đều quá 45 tuổi; mặt khác, vợ chồng muốn thuận tình ly hôn phải hỏi ý cha mẹ hoặc người thân thuộc nào đã đồng ý cho các bên kết hôn, nếu những người này còn sống.

phải tiến hành thủ tụng tố tụng ly hôn; còn giải quyết yêu cầu ly hôn ra sao là chuyện khác.

Luật cũng không có quy định về duy trì hôn nhân trong thời gian tối thiểu cảđối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Không loại trừ khả năng một bên nộp đơn xin ly hôn chỉ một thời gian ngắn sau khi sống chung. Tất nhiên, việc ly hôn, dù theo yêu cầu của một bên, chỉ có thể được giải quyết theo một thủ tục nhất định sẽ được phân tích sau đây, mà việc thực hiện cần có thời gian. Có thể sau một thời gian tham gia vào thủ tục ly hôn, người xin ly hôn sẽ suy nghĩ lại và rút đơn. Sẽđơn giản hơn, nếu thẩm phán được quyền bác đơn ngay để không phải mất thì giờ cho những vụ ly hôn được yêu cầu một cách thiếu cân nhắc xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm của người chồng trẻ hoặc người vợ trẻ trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống chung.

Trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Theo Luật hôn

nhân và gia đình năm 2000 Điều 85 khoản 2, trong trường hợp vợ có thai hoặûc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Ta ghi nhận được ngay một số quy tắc đáng chú ý từ câu chữ của điều luật đó.

- Điều luật không được áp dụng trong trường hợp người xin ly hôn lại là người vợ. Tuy nhiên, bởi vì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, có vẻ như việc ly hôn do cả vợ và chồng cùng yêu cầu cũng không thể được Toà án thụ lý chừng nào người vợ còn đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Càng khó có thểđược Toà án tiếp nhận, đơn yêu cầu của người chồng có chữ ký chấp nhận của người vợ trong hoàn cảnh đó. Trái lại, có thểđơn vẫn được tiếp nhận, nếu người đứng đơn là người vợ và đơn được nộp với sự chấp nhận của người chồng.

- Điều luật được áp dụng, ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sinh ra do quan hệ xác thịt với người khác53. Nói chung, nếu biết rằng thai nhi hoặc trẻđược sinh ra không phải là tác phẩm của mình và muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, thì, trong điều kiện tạm thời không được phép nộp đơn xin ly hôn, người chồng thường chọn giải pháp cắt đứt quan hệ chung sống trên thực tế (ly thân thực tế) trong thời gian chờđợi.

- Điều luật dường như cũng không được áp dụng trong trường hợp con chết trước khi được sinh ra hoặc sau khi được sinh ra một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hầu như không có thẩm phán nào chấp nhận tiến hành xét xử trong trường hợp này chừng nào người vợ chưa thực sự phục hồi sức khoẻ và trạng thái tâm lý.

- Luật không phân biệt con dưới 12 tháng tuổi là con ruột hay con nuôi. Có thể hình dung: vợ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sựđồng ý của chồng; do giận dữ, người chồng quyết định xin ly hôn. Trong khung cảnh của luật thực định, dường như Toà án không thể tiếp nhận đơn xin ly hôn của người chồng trong trường hợp này, chừng nào con nuôi của người vợ chưa đủ 12 tháng tuổi.

- Luật không cấm người vợ xin ly hôn trong trường hợp người chồng nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sựđồng ý của mình. Đây là giả thiết hầu như chỉ có ý nghĩa của một bài tập trường lớp, bởi người thực sự quan tâm đến việc nuôi con

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)