Nhắc lại rằng các bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 112 - 113)

D. Ấn định mức cấp dưỡng

82 Nhắc lại rằng các bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

MC III. CHM DT NGHĨA V CP

DƯỠNG

******

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 61, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây.

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động; 2. Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình; 3. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

4. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 5. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

6. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác; 7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Có hai nhận xét.

- Nếu bên được cấp dưỡng chỉ chung sống như vợ, chồng với người khác mà không đăng ký kết hôn hoặc chỉ có quan hệ tình cảm, xác thịt với người khác, thì không rơi vào trường hợp thứ 6 trên đây. Vấn đề sẽ trở nên rắc rối, một khi người được cấp dưỡng có con từ quan hệ chung sống như vợ chồng hoặc quan hệ xác thịt với người khác: ta biết rằng những đứa con ấy không có quan hệ thân thuộc với người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật cho đến nay chưa được dự kiến trong luật viết. Tục lệ, về phần mình, luôn cho rằng không thể tiếp tục đòi cấp dưỡng người đã có hành vi xâm phạm nghiêm trọng thân thể, danh dự, nhân phẩm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong thực tế, còn có trường hợp người được cấp dưỡng xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm không phải của người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà của những người thân của người này; tuy nhiên, có vẻ như các hành vi ấy không ảnh hưởng đến quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thủ tục chấm dứt. Luật không có quy định cụ thể về thủ tục chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong các trường hợp 3,4,5,6 trên đây, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt một cách đương nhiên, do hiệu lực của sự kiện pháp lý dự kiến. Trong các trường hợp còn lại, việc cấp dưỡng có thể được chấm dứt theo thoả thuận giữa các bên; nếu không thoả thuận được, thì một trong hai bên sẽ kiện ra Toà án83.

Trong điều kiện không có quy định cụ thể của luật viết, ta nói rằng việc thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng có thểđược đạt tới một cách mặc nhiên: người có nghĩa vụ cấp dưỡng ngưng cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không yêu cầu, không

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 pdf (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)