III. Quyết định đối với yêu cầu ly hôn
60 Ví dụ Vợ chồng không có con chung; người vợ quan hệ xác thịt bừa bãi và có hành vi phá tán tài sản chung của gia đình cũng như tài sản riêng của chồng.
của gia đình cũng như tài sản riêng của chồng.
61 “Quan tâm”, trong điều kiện các bên có xúc tiến việc thoả thuận về tài sản và con (dù việc ly hôn chỉđược một người yêu cầu). người yêu cầu).
MỤC IV. HIỆU LỰC CỦA VIỆC LY HÔN ****** ******
Thời điểm có hiệu lực. Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia. Tình trạng và các quyền đó phải được tôn trọng không chỉ bởi vợ và chồng trước đây mà cả bởi người thứ ba.
Có lẽ không có vấn đề gì đặc biệt liên quan đến thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: thường chính các đương sự là những người đầu tiên được biết về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ. Thậm chí, trong hầu hết trường hợp, các đương sựđã không còn coi nhau như vợ và chồng từ khi cùng nhau ký vào đơn xin ly hôn.
Trái lại, có thể sẽ có khó khăn đối với thẩm phán trong trường hợp các đương sự xác lập các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản trong thời kỳ giữa ngày Toà án thụ lý đơn xin ly hôn và ngày bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Giả sử trong thời gian tiến hành tố tụng, vợ hoặc chồng trúng xổ số với số tiền thưởng lớn: số tiền đó là tài sản riêng của người trúng thưởng hay là tài sản chung của vợ và chồng? Trong khung cảnh của luật viết, thời kỳ hôn nhân kéo dài cho đến ngày có hiệu lực của bản án hoặc quyết định ly hôn; bởi vậy, tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra cho đến ngày đó phải là tài sản chung. Nhưng liệu giải pháp đó áp dụng được cho tất cả mọi trường hợp, nhất là trong điều kiện việc giải quyết một vụ án ly hôn nào đó cần một khoảng thời gian dài ?
Điều chắc chắn, việc ly hôn chỉ có tác dụng chấm dứt chứ không xoá bỏ quan hệ vợ chồng. Nói rõ hơn, vợ và chồng sẽ không còn mang tư cách đó kể từ ngày việc ly hôn có hiệu lực pháp luật; nhưng quan hệ vợ chồng cho đến ngày ly hôn vẫn được ghi nhận với đầy đủ hệ quả pháp lý của nó.
I. Hệ quả của việc ly hôn đối với vợ và chồng A. Hệ quả nhân thân A. Hệ quả nhân thân
Tự do kết hôn lại. Ngay sau khi bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, vợ và chồng có quyền kết hôn với người khác. Luật Việt Nam hiện hành không chủ trương áp đặt một thời hạn chờđợi cho người đàn bà: trong trường hợp người đàn bà kết hôn với người khác ngay sau khi ly hôn và sinh con trong một thời gian ngắn sau khi kết hôn lại, làm phát sinh các xung đột về quan hệ cha mẹ-con trong giá thú dẫn đến tranh chấp, thì Toà án sẽ can thiệp.