Các nội dung cần biết về phát hiện và xử lý theo thẩm quyền cấp xã các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan

Một phần của tài liệu 2995qdub.signed (Trang 32 - 35)

- Trách nhiệm của UBND cấp xã trong bảo vệ môi trường làng nghề:

3. Các nội dung cần biết về phát hiện và xử lý theo thẩm quyền cấp xã các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan

xã các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3.1. Về nguyên tắc lập biên bản VPHC

Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý VPHC thì “Khi phát hiện VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này”.

Có nghĩa là: việc lập biên bản VPHC (khi phát hiện có hành vi VPHC) phải được thực hiện ngay tức thì, ngay tại thời điểm phát hiện có hành vi VPHC, ngay tại địa điểm xảy ra hành vi VPHC.

3.2. Về người có thẩm quyền lập biên bản VPHC

Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC gồm: người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ....

Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC nhưng không có thẩm quyền

xử phạt chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành

công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.

Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản VPHC đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thầm quyền xử phạt để tính hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý VPHC”.

3.3. Về nội dung của biên bản VPHC

Biên bản VPHC phải được lập theo đúng mẫu quy định tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chuyên ngành trong từng lĩnh vực có quy định mẫu biên bản VPHC.

3.3.1. Biên bản VPHC phải đảm bảo đầy đủ (ghi rõ) 11 nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý VPHC như sau:

1- Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản. 2- Họ, tên, chức vụ người lập biên bản.

3- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm.

4- Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm. 5- Hành vi vi phạm.

6- Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý. 7- Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

8- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm.

9- Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có).

10- Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm (nếu có).

11- Cơ quan tiếp nhận giải trình (nếu có).

3.3.2. Một số lỗi (phổ biến) cần tránh khi lập biên bản VPHC:

+ Người lập biên bản không có thẩm quyền lập biên bản.

+ Tẩy xóa, sửa chữa, bỏ trống nhiều nội dung (số biên bản; thời gian, địa điểm lập biên bản; căn cứ hồ sơ, tài liệu để lập biên bản VPHC; thời gian bắt đầu lập và kết thúc việc lập biên bản VPHC; thời gian bắt đầu lập và kết thúc việc lập biên bản VPHC không logic, không hợp lý, mâu thuẫn nhau,...); ghi tắt (Ví dụ như ghi lĩnh vực BVMT, ANTT,...); sử dụng không đúng biểu mẫu.

+ Xác định hành vi VPHC không đúng.

+ Xác định sai tình tiết tăng nặng (tái phạm nhưng lại xác định là vi phạm nhiều lần).

+ Việc lập biên bản VPHC còn để kéo dài (từ 05 đến 07 ngày, có khi gần hoặc hơn 01 đến 02 tháng) sau khi lập Biên bản kiểm tra (đã xác định có hành vi VPHC). Do đó sẽ không đảm bảo tỉnh kịp thời theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý VPHC.

+ Ghi địa điểm lập biên bản không phải nơi xảy ra VPHC (trừ trường hợp phát hiện VPHC bằng phương tiện kỹ thuật mà không thể thực hiện tại nơi xảy ra VPHC).

+ Người vi phạm không ký biên bản nhưng không có người chứng kiến hoặc có nhưng không đủ 02 người chứng kiến hoặc có 02 người chứng kiến ký nhưng không nêu cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉnh cư trú hoặc người chứng kiến không khách quan (thuộc thành phần của tổ công tác,...).

+ Biên bản lập người vi phạm là cha hoặc mẹ, nhưng người ký lại là người con hoặc lập đối với người vợ hoặc chồng nhưng lại để chồng hoặc vợ ký tên.

+ Ghi hành vi vi phạm nhưng không trích dẫn tại điểm, khoản, Điều thuộc Nghị định nào hoặc không đúng với nội dung hành vi vi phạm quy định tại Nghị định.

+ Để người vi phạm ghi lý do không ký biên bản (“người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản” - quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý VPHC).

+ Thể hiện quyền giải trình không đúng quy định như: không ghị quyền giải trình của đối tượng vi phạm hoặc ghi nhận quyền giải trình của các nhân, tổ chức vi phạm nhưng không nêu thời hạn giải trình; thời hạnh giải trình ngắn hơn (03-04 ngày) so với quy định (05 ngày) hoặc ghi quyền giải trình

không cần thiết vì không thuộc trường hợp thực hiện quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý VPHC.

+ Người lập biên bản và cá nhân - tổ chức vi phạm không ký vào từng tờ của biên bản VPHC (trong trường hợp biên bản VPHC có từ 02 từ trở lên),...

3.4. Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP. môi trường theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền (khoản 1 Điều 48): a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu 2995qdub.signed (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)