Giới thiệu nội dung dự án “Kết nối các nguồn lực giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” với sự tài trợ của UNDP Chương trình phát triển

Một phần của tài liệu 2995qdub.signed (Trang 39 - 44)

- Trách nhiệm của UBND cấp xã trong bảo vệ môi trường làng nghề:

5. Giới thiệu nội dung dự án “Kết nối các nguồn lực giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” với sự tài trợ của UNDP Chương trình phát triển

thải nhựa đại dương” với sự tài trợ của UNDP - Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, Quỹ Môi trường toàn cầu.

5.1. Mô hình Tàu cá tại cảng Phan Thiết của thành phố Phan Thiết, cảng Liên Hương và tàu du lịch (từ đất liền bờ biển thị trấn Liên Hương ra cảng Liên Hương và tàu du lịch (từ đất liền bờ biển thị trấn Liên Hương ra đảo Hòn Cau) của huyện Tuy Phong.

Tính cấp thiết của mô hình: Hoạt động của tàu cá, tàu du lịch phát sinh rất nhiều rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa như: Các loại ngư lưới cụ, phao xốp, hộp đựng thức ăn, bao bì thực phẩm mang theo,bao bì nhựa chứa hải sản đánh bắt,... Hiện nay, hầu hết các loại chất thải rắn phát sinh không được thu gom, xử lý đúng quy định, xả trực tiếp xuống biển gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương, mà còn trôi dạt vào bờ biển gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân ven biển và hoạt động du lịch của thành phố. Vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư ven biển đó là hoạt động tàu cá, tàu du lịch tại cảng Phan Thiết, cảng Liên Hương cần được thực hiện phân loại rác tại nguồn, thu gom rác thải khó phân hủy mang về cảng, không vứt xuống biển, hạn chế sử dụng túi nylon và đồ nhựa dùng một lần. Việc triển khai mô hình Tàu cá, tàu du lịch phân loại rác và không xả rác thải nhựa ra biển sẽ góp phần thúc đẩy vai trò của cộng đồng đối với các hoạt động bảo vệ môi trường biển cũng như thay đổi hành vi, nhận thức bảo vệ môi trường của người dân, nhất là người dân vùng biển. Lượng rác thải mà các tàu tham gia mô hình mang vào bờ để xử lý chính là lượng rác thải được giảm thiểu xả thải xuống biển so với trước đây. Nếu triển khai nhân rộng mô hình sẽ giúp giảm thiểu rác thải xả ra biển rất lớn.

Mục tiêu: Giảm thiểu rác thải nhựa do hoạt động của các tàu đánh bắt hải sản, tàu du lịch xả thải trực tiếp xuống biển nhằm bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển; là mô hình để đánh giá, nhân rộng quy mô áp dụng trong tương lai.

Kết quả 1: Là mô hình 100 tàu cá (gồm 60 tàu cá tại Phan Thiết và 40 tàu cá tại Tuy Phong) và 04 tàu du lịch ra đảo Hòn Cau tham gia thực hiện phân loại rác thải tại nguồn thành 02 loại (rác khó phân hủy và rác tái chế).

Kết quả 2: Rác thải trong quá trình hoạt động của tàu du lịch, tàu cá (rác thải nhựa, rác thải khó phân hủy, ngư cụ khai thác thủy sản) được thu gom đưa về bến, không vứt bỏ xuống biển.

Kết quả 3: Túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần được vận động hạn chế sử dụng, tiến tới hoàn toàn không sử dụng 100% ở tàu du lịch (thay thế sử dụng túi vải, túi giấy, túi ni lông tự phân hủy hoặc các sản phẩm tái sử dụng nhiều lần).

5.2. Mô hình Tuyến đường công dân toàn cầu ven biển Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan Thiết (từ đầu tuyến đường đến Khu du lịch Hoàng Chiểu, thành phố Phan Thiết (từ đầu tuyến đường đến Khu du lịch Hoàng Ngọc, chiều dài khoảng 6km với khoảng 200 cơ sở, hộ dân) phân loại rác tại nguồn và không rác thải nhựa đại dương

Tính cấp thiết của mô hình: Với thành phố Phan Thiết tuyến đường ven biển Nguyễn Đình Chiểu thuộc phường Hàm Tiến là tuyến đường du lịch, ở đây tập trung nhiều cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Kéo theo đó, lượng rác thải do hoạt động du lịch phát sinh rất lớn, gây tác động đến môi trường, đặc biệt là khu vực bờ biển. Thời gian vừa qua, hầu như toàn bộ rác thải phát sinh không phân loại mà bị trộn lẫn vào nhau; ngoài ra, rác thải sinh hoạt tại tuyến đường này vẫn còn 1 lượng đáng kể phát tán không kiểm soát được ngoài môi trường xung quanh như các bãi đất hoang, bãi biển,... Do đó, công tác quản lý, xử lý rác thải của khu vực này cần được quan tâm; nhất là về phân loại rác thải tại nguồn và bỏ rác vào thùng chứa đúng quy định trong hoạt động du lịch và sinh hoạt của người dân.

Mục tiêu: Góp phần nâng cao hình ảnh địa phương “xanh, sạch, sáng” trong mắt du khách trong nước và quốc tế. Giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy do hoạt động du lịch phát sinh ra môi trường.

Kết quả 1: Xây dựng tuyến đường du lịch Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tiến thành tuyến đường kiểu mẫu về bảo vệ môi trường, khách du lịch và 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác thực hiện phân loại rác tại nguồn thành 3 loại (rác hữu cơ, rác khó phân hủy và rác tái chế).

Kết quả 2: 100% các khu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cam kết không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó

phân hủy trong hoạt động du lịch (thay thế sử dụng túi vải, túi giấy, túi ni lông tự phân hủy hoặc các sản phẩm tái sử dụng nhiều lần).

5.3. Mô hình Khu dân cư tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong tham gia thu gom, phân loại rác thải và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương gia thu gom, phân loại rác thải và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

Tính cấp thiết của mô hình: Xã ven biển Bình Thạnh là điểm nóng về rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa và rác khó phân hủy được đổ thải trực tiếp xuống sông, biển đã tồn lưu nhiều năm gây ô nhiễm môi trường tại các vùng cửa sông và ven biển này, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sống của sinh vật trong hệ sinh thái biển. Nguyên nhân của tình trạng này là do ý thức người dân ven biển chưa cao, thường xuyên đem rác sinh hoạt ra biển đổ. Việc hoàn thiện hệ thống thu gom, đẩy mạnh thực hiện công tác phân loại rác thải tại nguồn, vận động hạn chế sử dụng túi nylon và các vật dụng nhựa dùng một lần đến các hộ dân xã Bình Thạnh là nhu cầu cấp bách để đảm bảo môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân.

Mục tiêu: Giảm thiểu rác thải nhựa do con người vứt bừa bãi, phát sinh ra môi trường góp phần nâng cao hình ảnh địa phương, bảo vệ môi trường ven biển xanh - sạch - đẹp.

Kết quả 1: 600 hộ dân, cơ sở kinh doanh du lịch (gồm 565 hộ dân và 35 cơ sở kinh doanh du lịch tại xã Bình Thạnh) tham gia chương trình thu gom, phân loại rác tại nguồn thành 3 loại (rác hữu cơ, rác khó phân hủy và rác tái chế) để đúng nơi quy định, đóng lệ phí thu gom.

Kết quả 2: 100 % các hộ dân tham gia mô hình cam kết không vứt rác bừa bãi ra đường, xuống biển và sử dụng sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường.

5.4. Mô hình tiếp cận xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương tại Tuy Phong và không rác thải nhựa đại dương tại Tuy Phong

Tính cấp thiết của mô hình: Tuy Phong là huyện có bờ biển khá dài khoảng 50km, công tác quản lý rác thải cũng còn các hạn chế, khó khăn nhất định. Với mô hình này sẽ kết nối được nhiều nguồn lực vào việc thu gom và xử lý rác thải hàng ngày; vai trò của các bên liên quan sẽ được xác định một cách cụ thể, trong đó trách nhiệm, vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng trong giảm thiểu phát sinh, phân loại rác tại nguồn được nâng cao.

Mục tiêu: Kết nối các nguồn lực vào việc thu gom và xử lý rác thải hàng ngày theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương tại Tuy Phong.

Kết quả: Người dân ở 06 xã, thị trấn ven biển: Phước Thể, Liên Hương, Bình Thạnh, Chí Công, Hòa Minh, Phan Rí Cửa được nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và giảm rác thải nhựa ra đại dương; tăng cường sự gắn kết và chia sẻ giữa cộng đồng đối với nhóm phân loại rác tại nguồn, tại nơi tập kết, nơi xử lý rác thải.

5.5. Mô hình Nhóm thu gom nhựa tái chế (ve chai) dựa trên phân loại rác thải tại nguồn để cải thiện sinh kế cho người dân tại huyện Phú loại rác thải tại nguồn để cải thiện sinh kế cho người dân tại huyện Phú Quý

Tính cấp thiết của mô hình: Theo khảo sát sơ bộ tại huyện đảo Phú Quý, một số các hộ gia đình chị em phụ nữ trên đảo đã và đang rất có kinh nghiệm thu mua xử lý sơ bộ rác thải ve chai (tái chế) trên địa bàn đảo. Dự án sẽ tập hợp đội ngũ những người này lại với nhau, cùng hợp tác tăng cường năng lực thu gom và hiệu quả xử lý nhóm rác thải tái chế này. Đội ngũ này cần được hỗ trợ nâng cao nhận thức kỹ năng tiếp cận với quản lý tổng hợp rác thải, giảm thiểu và không rác thải nhựa đại dương. Đội ngũ này sẽ là nguồn lực làm công tác truyền thông hướng dẫn, giám sát công tác phân loại rác tại nguồn tại các khu dân cư, đồng thời sẽ hỗ trợ trong công tác kiểm toán rác thải.

Mục tiêu: Giảm thiểu rác thải nhựa và chất thải rắn có khả năng tái chế; cải thiện, nâng cao đời sống người dân gắn với nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái biển.

Kết quả 1: Xây dựng, vận hành 03 Nhóm thu gom ve chai trên địa bàn 03 xã (04 người/nhóm) dựa trên phân loại rác thải tại nguồn tại huyện Phú Quý (ít nhất có 12 chị em phụ nữ tham dự).

Kết quả 2: Xây dựng, vận hành 01 Quỹ vốn vay quay vòng hỗ trợ cải thiện sinh kế cho các chị em thu mua ve chai.

5.6. Mô hình kinh tế tuần hoàn và phân loại rác thải tại Trường THPT Ngô Quyền, huyện Phú Quý THPT Ngô Quyền, huyện Phú Quý

Tính cấp thiết của mô hình: Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được xây dựng thí điểm tại Trường THPT Ngô Quyền, huyện Phú Quý, đó là một góc nhỏ trong trường, nơi có thể trang bị các thùng rác phân loại gồm 3 loại, dụng cụ làm phân compost, vườn thực nghiệm trồng cây sử dụng phân compost và xây dựng một số chương trình ngoại khóa để hướng dẫn các em cùng tham gia các hoạt động. Như vậy khái niệm vòng đời của rác thải sẽ được cập nhật và dễ hiểu đối với các bạn học sinh. Mô hình này sẽ giúp cho học sinh trải nghiệm lối sống sinh thái, dễ dàng tham gia các phong trào bảo vệ môi trường và quản lý tổng hợp rác thải với địa phương.

Mục tiêu: Giúp giáo dục trẻ em tham gia và góp phần vào các phong trào bảo vệ môi trường và quản lý tổng hợp rác thải với địa phương.

Kết quả: 860 học sinh và giáo viên trường tham gia (phân loại rác tại nguồn, làm phân compost, vườn thực nghiệm trồng cây). Học sinh hiểu về kinh tế tuần hoàn, vòng đời của rác thải và thực hiện lối sống sinh thái.

5.7. Mô hình khu dân cư thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý thu gom phân loại rác thải tại nguồn, làm phân compost Quý thu gom phân loại rác thải tại nguồn, làm phân compost

Tính cấp thiết của mô hình: Tại huyện đảo Phú Quý, hiện nay có một bãi rác lộ thiên đang tiếp nhận xử lý toàn bộ lượng rác thải trên địa bàn huyện (chưa triển khai phân loại rác thải tại nguồn), huyện đã thu hút 01 nhà đầu tư nhà máy xử lý rác thải, đang trong giai đoạn lập các thủ tục hồ sơ liên quan, chưa đi vào hoạt động. Theo đó, việc phân loại rác tại nguồn sẽ được dự án triển khai thí điểm tại khu dân cư thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý với sự chủ trì của chính quyền địa phương, Ban quản lý công trình công cộng, Phòng Tài nguyên và môi trường, cùng phối hợp với các bên liên quan đồng thực hiện.

Rác tái chế được thu gom bởi hội người thu mua ve chai và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu; rác dễ phân hủy (hữu cơ), rác khó phân hủy (vô cơ) được Ban quản lý công trình công cộng thu gom riêng biệt để xử lý. Phần làm phân compost, trong giai đoạn nhà máy xử lý rác của huyện chưa xây dựng, huyện sẽ đầu tư một phân xưởng ủ phân hữu cơ thủ công tại đảo.

Mục tiêu: Giảm thiểu rác thải xử lý chôn lấp hở. Kết nối các nguồn lực vào việc thu gom và xử lý rác thải hàng ngày theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương.

Kết quả 1: 150 hộ dân thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh tham gia mô hình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn thành 3 loại (rác hữu cơ, rác khó phân hủy và rác tái chế); hạn chế sử dụng túi ni lông và xách giỏ đi chợ. Sau khi thực hiện hiệu quả mô hình thí điểm tiến tới triển khai áp dụng trên địa bàn toàn huyện.

Kết quả 2: 01 phân xưởng ủ phân hữu cơ thủ công tại bãi chôn lấp rác do Ban Quản lý công trình công cộng thực hiện.

Kết quả 3: Hội phụ nữ xã tiên phong trong công tác chủ động và tích cực thu gom rác tái chế, xây dựng 01 Quỹ Phụ nữ nghèo giúp đỡ chị em khó khăn trong xã.

Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất, kiến nghị các giải pháp quản lý tổng hợp rác thải và không rác thải nhựa đại dương trên địa bàn 03 huyện, thành phố: Phan Thiết, Tuy Phong, Phú Quý.

Kết quả 1: Quyết định ban hành Kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa đại dương trên địa bàn các huyện, thành phố: Phú Quý, Tuy Phong, Phan Thiết.

Kết quả 2: Các quy định, kế hoạch quản lý tổng hợp rác thải nhựa tàu cá, tàu du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Kết quả 3: 01 Hội nghị sơ kết và 01 Hội nghị tổng kết đánh giá triển khai dự án được tổ chức với sự tham gia của đại diện người dân, chính quyền các cấp (huyện/xã), cơ quan chuyên ngành (huyện/tỉnh), các tổ chức/cá nhân có liên quan.

Kết quả 4: 01 ấn phẩm về kết quả và kinh nghiệm thực tiễn; 02 bài viết báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm trên trang thông tin điện tử hoặc báo giấy/tạp chí; 02 phóng sự truyền hình về mô hình dự án.

Một phần của tài liệu 2995qdub.signed (Trang 39 - 44)