Một số tình huống cụ thể trong công tác quản lý trật tự công trình xây dựng

Một phần của tài liệu 2995qdub.signed (Trang 65 - 69)

trình xây dựng

1. Biện pháp xử lý chung

Thứ nhất: Cán bộ, công chức, nhân viên được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng và những tổ chức, cá nhân có liên quan cần chủ động thực hiện nhiệm vụ, theo dõi, quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình xây dựng thuộc địa bàn, trách nhiệm quản lý của minh để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm ngay từ khi mới thực hiện, tránh để xảy ra việc đã tổ chức thi công xây dựng hình thành công trình mới kiểm tra xử lý, gây khó khăn cho công tác xử lý và thiệt hại về vật chất không đáng có đồng

thời hướng dẫn chủ đầu tư liên hệ cơ quan thẩm quyền để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định.

Thứ hai: Khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì áp dụng các hình thức buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (có thể ban hành văn bản khuyến cáo, nhắc nhở, đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục các sai sót với thời hạn cụ thể để chủ đầu tư, đơn vị, cá nhân thi công xây dựng thực hiện); Trường hợp tiếp tục vi phạm thì kiên quyết xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật. Lưu ý là phải nhận diện và phân biệt các hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng với các vi phạm khác để áp dụng đúng văn bản quy phạm pháp luật khi xử lý, tránh phát sinh khiếu nại, khởi kiện hành chính.

Thứ ba: Đề xuất thời điểm và số lần kiểm tra quản lý trật tự xây dựng công trình:

- Sau khi nhận được Giấy phép xây dựng do các cơ quan cấp phép chuyển đến; Người được phân công phụ trách địa bàn soạn ngay Thông báo gửi chủ đầu tư hướng dẫn thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình theo

đúng giấy phép xây dựng.

- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo khởi công, Người được phân công phụ trách địa bàn phải dự thảo văn bản trình Lãnh đạo đề nghị chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý có liên quan đến công trình xây dựng theo quy định.

- Tùy quy mô, tính chất và tiến độ đầu tư xây dựng, Người được phân công phụ trách địa bàn phải tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình tại các thời điểm sau:

+ Đối với công trình nhà ở riêng lẻ: Kiểm tra lần 1 khi thi công phần móng hoặc tầng 1 (trệt) công trình (trường hợp công trình không có phần ngầm). Kiểm tra lần 2 khi thi công phần thân công trình. Kiểm tra lần 3 khi thi công đến giai đoạn hoàn thiện hoặc đưa vào sử dụng.

+ Đối với công trình khác (trừ các công trình cấp IV): Kiểm tra lần 1 khi thi công móng phần ngầm, khi thi công phần móng hoặc tầng 1 (trệt) công trình (trường hợp công trình không có phần ngầm). Kiểm tra lần 2 khi thi công phần thân công trình. Kiểm tra lần 3 khi thi công xong phần thân công trình. Kiểm tra lần 4 khi thi công giai đoạn hoàn thiện.

- Số lần kiểm tra là số lần kiểm tra định kỳ. Đối với các công trình vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm; có khiếu nại hoặc tố cáo; có phản ánh thì tùy

mức độ vi phạm, tính chất phức tạp vụ việc, quy mô công trình, đặc thù địa bàn, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, Người phụ trách địa bàn báo cáo Lãnh đạo kế hoạch kiểm tra xử lý (về số lần kiểm tra, thời điểm kiểm tra).

2. Biện pháp xử lý cụ thể: Tùy theo từng trường hợp vi phạm, cơ quan

có thẩm quyền xử lý VPHC có thể nghiên cứu, xem xét xử lý theo hướng: a) Đối với việc xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng:

+ Trên đất ở của cá nhân và tổ chức:

Biện pháp xử lý: Xử lý theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

+ Trên đất nông nghiệp của cá nhân:

Biện pháp xử lý: Xử lý theo quy định của Nghị định số 102/2014/NĐ- CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

+ Trên đất nông nghiệp của tổ chức xây dựng:

Biện pháp xử lý: Xử lý theo quy định của Nghị định số 102/2014/NĐ- CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trường hợp phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà đang thi công xây dựng thì phạt hành vi vi phạm TTXD theo quy định tại khoản 12, Điều 15 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

+ Trên đất lấn, chiếm:

Biện pháp xử lý: Trường hợp xây dựng công trình lấn chiếm hành lang

bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định

tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì xử phạt trong lĩnh vực giao thông), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này); Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung thì xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp, đất ở để xây dựng công trình thì cần xem xét xử lý theo quy định của Luật đất đai năm 2013 (cụ thể là Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

+ Trên đất chưa được cấp GCN QSD đất:

Biện pháp xử lý: Xử lý theo quy định của Nghị định số 102/2014/NĐ- CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trường hợp phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà đang thi công xây dựng thì phạt hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo quy định tại khoản 12 Điều 15 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

+ Xây dựng công trình khác không có GPXD:

Biện pháp xử lý: Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở xây dựng thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng. Do đó trường hợp xây dựng không phép, sai phép công trình phụ trợ hoặc công trình khác thì xử lý theo quy định tại Điều 15, Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

b) Xây dựng công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp: - Tăng diện tích xây dựng, chiều cao, số tầng.

- Sai kiến trúc mặt đứng chính.

- Vi phạm chỉ giới xây dựng, sai vị trí định vị.

Biện pháp xử lý: Xử lý theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

c) Các trường hợp vi phạm khác:

+ Xây dựng đập trên sông: Xử lý theo quy định của Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012, Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

+ Xây dựng Kè chắn đất trong hành lang bảo vệ nguồn nước : Xử lý theo quy định của Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

+ Xây dựng trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xác định.

Tùy theo hành vi vi phạm hành chính và việc theo dõi, quản lý của các cơ quan chức năng mà xử lý theo quy định của hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; xây dựng; đất đai.

+ Xây dựng công trình ảnh hưởng đến môi trường:

Trường hợp xây dựng công trình ảnh hưởng tới môi trường thì ngoài việc xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Luật xây dựng thì cần xử phạt hành vi vi phạm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng công trình khác, nhà ở riêng lẻ để hoạt động tín ngưỡng, xây dựng trái phép:

Xử lý đồng bộ, dứt điểm theo quy định của pháp luật về xây dựng, đất đai, tín ngưỡng, xây dựng.

+ Xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Biện pháp xử lý: Trường hợp xây dựng công trình trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì xử lý theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cơ quan cấp GPXD sẽ thu hồi Giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 sau khi có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Mẫu Biên bản, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng: Quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày hoạt động xây dựng: Quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ

Mẫu biên bản và Quyết định xử phạt này chỉ áp dụng cho các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đang xảy ra; các hành vi vi phạm hành chính khác phải lập Biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 01 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (đính kèm).

Một phần của tài liệu 2995qdub.signed (Trang 65 - 69)