- Trách nhiệm của UBND cấp xã trong bảo vệ môi trường làng nghề:
6. Quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo
bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 2258/QĐ- UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận.
6.1. Nguyên tắc chung trong hoạt động phối hợp
a) Quan hệ phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan; tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh và quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
b) Việc phối hợp phải đồng bộ, kịp thời và có trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, đảm bảo ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
c) Việc phát hiện, cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh và lập hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm phải nhanh chóng, chính xác, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
d) Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp xử lý vi phạm phải được thảo luận, thống nhất giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ công việc; trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6.2. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý
a) Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với 01 cơ sở và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ sở.
b) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân, ý kiến kiến nghị của cử tri, cơ quan thông tấn, báo chí, cơ quan chủ trì phải khẩn trương tiến hành kiểm tra và đề nghị các đơn vị cử người cùng tham gia tiến hành kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Khi nhận được đề nghị cử người, các đơn vị phải có trách
nhiệm khẩn trương cử người tham gia kiểm tra (không hạn chế về giờ hành
chính).
c) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
d) Việc phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật hiện hành.
đ) Việc tham mưu giải quyết, xử lý các vụ việc vi phạm hành chính có tính chất phức tạp và kiểm tra, đôn đốc thi hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo Quy chế phối hợp trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tại Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6.3. Các bước tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, ngừng hoạt động và chấm dứt hoạt động ngừng hoạt động và chấm dứt hoạt động
Bước 1: Căn cứ kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm đã được phê duyệt hoặc trường hợp có phản ánh, kiến nghị, tố cáo về tình trạng xả thải, các cơ
thị xã, thành phố, Công an tỉnh) tổ chức thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường theo quy định.
Bước 2: Trên cơ sở kết quả kiểm tra, trường hợp phát hiện vi phạm hành chính phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của các tổ chức, cá nhân bị xử phạt. Trường hợp các tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định thì cơ quan chủ trì tổ chức cưỡng chế hoặc tham mưu cấp thẩm quyền tổ chức cưỡng chế theo quy định.
Bước 3: Trường hợp các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và đã bị cơ quan quản lý Nhà nước xử phạt vi phạm nhiều lần nhưng vẫn chây ỳ, không khắc phục thì cơ quan Nhà
nước quản lý về môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài
nguyên và Môi trường) đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư để khắc phục vi phạm môi trường theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
Bước 4: Sau khi cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư để khắc phục vi phạm môi trường mà tổ chức, cá nhân đó không có khả năng khắc phục thì cơ quan quản lý Nhà
nước về môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi
trường) đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2014.
6.4. Phối hợp xử lý thông tin về đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân, ý kiến kiến nghị của cử tri, cơ quan thông tấn, báo chí phản của người dân, ý kiến kiến nghị của cử tri, cơ quan thông tấn, báo chí phản ánh về tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo
a) Để đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời thì vụ việc xảy ra tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó phải chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc Công an cấp huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý ngay các thông tin.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo lực lượng chức năng và UBND cấp xã triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn việc phát tán chất gây ô nhiễm (trường hợp gây ô nhiễm môi trường) và tiến hành xử lý hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp và khi được UBND tỉnh giao, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6.5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện, chủ động xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chủ động nắm bắt thông tin và có phản ánh kịp thời đến cơ quan chức năng cấp huyện, cấp tỉnh tình trạng hoạt động, hành vi gây ô nhiễm của các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn quản lý mà không phát hiện kịp thời, không xử lý, không báo cáo.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG