Bình đẳng giới trong các gia đình dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 26)

* Kết quả nghiên cứu “Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” chỉ ra:

Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã làm thay đổi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Gia đình là một thiết chế xã hội cũng có những biến đổi theo xu hướng tích cực, tiến bộ, đặc biệt các mối quan hệ trong gia đình ngày càng hướng tới sự dân chủ, bình đẳng hơn. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được khẳng định hơn.

Trong tất cả các hoạt động sản xuất, tái sản xuất, hoạt động cộng đồng, vị thế vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao, họ đã có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận, ra quyết định cũng như hưởng thụ lợi ích từ lao động gia đình. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp, các tư tưởng, tập quán cũ, tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người dân, nên còn nhiều biểu hiện chưa bình đẳng giữa nam và nữ trong hoạt động xã hội và gia đình. So với phụ nữ ở các đô thị, đồng bằng, phụ nữ dân tộc Kinh, thì phụ nữ DTTS MNPB trên mọi phương diện đều khó khăn hơn, kể cả những điều kiện để phát huy khả năng của mình.

Việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB vẫn đang đứng trước hàng loạt thách thức, mâu thuẫn như: tiền đề kinh tế còn lạc hậu, nghèo nàn; nhận thức trình độ dân trí còn chưa tương xứng với yêu cầu thực hiện BĐG; nhiều hủ tục lạc hậu cản trở việc xây dựng gia đình văn hóa; trong khi giải phóng phụ nữ đã trở thành xu thế tất yếu thì một bộ phận không nhỏ phụ nữ DTTS vẫn mang tâm lý tự ti an phận.

Đây thật sự là những thách thức lớn đối với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS trong sự vận động và phát triển của xã hội. Để khắc

phục được điều này, đòi hỏi phải có một loạt các giải pháp đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực, để tạo điều kiện cho phụ nữ DTTS MNPB, nâng cao vị thế và thực hiện được BĐG trong lao động gia đình.[16]

* Một nghiên cứu khác là: “Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”

Cơ cấu dân số nữ và nam tương đối cân bằng. Nữ trong độ tuổi lao động phần lớn tập trung trong nhóm tuổi từ 15- 54. Lao động nữ nông thôn có số lượng rất lớn. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ chiếm 14% toàn huyện, 7,5% vùng nghiên cứu, trong đó chủ yếu thuộc những hộ có chồng là công nhân viên chức hoặc hộ đơn thân. Số phụ nữ trong độ tuổi không tham gia sinh hoạt hội đoàn thể chiếm tỷ lệ lớn (20%) chủ yếu là phụ nữ Mông, Dao thuộc các xã vùng cao khó khăn. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền trong vùng nghiên cứu chiếm tỷ lệ rất thấp do phụ nữ ở cơ sở có trình độ năng lực hạn chế và do quan niệm “trọng nam khinh nữ’ trong cơ chế bình bầu tại thôn bản.

Phụ nữ tham gia đóng góp vào hầu hết các hoạt động sản xuất tạo thu nhập trong hộ gia đình, thậm trí họ còn trở thành trụ cột kinh tế chính của hộ, chủ yếu là phụ nữ dân tộc Thái và Mường, trong khi đó phụ nữ Mông và Dao lại phụ thuộc nhiều vào nam giới trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó Nữ đảm nhiệm cả vai trò nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình và họ chọ rằng “đó là việc phụ nữ phải làm”. Bất bình đẳng thể hiện trong công tác quản lý và kiểm soát các nguồn lực như đất đai, vốn, nguồn thông tin kỹ thuật. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Vấn đề then chốt ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ là trình độ dân trí, vấn nạn tảo hôn và định kiến giới. Cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu như: nâng cao trình độ, tuyên truyền hiệu quả, tập huấn đào tạo nghề cho lao

động, đào tạo cán bộ tại địa phương, ... để nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế hộ.[2]

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương

Một số bài học kinh nghiệm cho các gia đình dân tộc Hà Nhì tại địa phương:

Một là: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ dân tộc Hà Nhì. Xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, các mô hình về bình đẳng giới phù hợp với các gia đình dân tộc Hà Nhì.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền, nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới.

Hai là: phát triển nguồn nhân lực nữ ở địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, mô hình cho lãnh đạo nữ trẻ, phát triển kết nối mạng lưới cán bộ nữ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn giữa cán bộ nữ có kinh nghiệm và cán bộ trẻ nữ.

Thứ ba: chính quyền địa phương cần phải có giải pháp để nâng cao trình độ học vấn và nhận thức về BĐG cho phụ nữ và nam giới cho đồng bào dân tộc Hà Nhì, với những hình thức và nội dung phù hợp với đặc thù vùng và đặc điểm của dân tộc.

Thứ tư: chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, để đẩy lùi ảnh hưởng tiêu cực của các hủ tục những phong tục lạc hậu vì con đường nhận thức và hành động vì BĐG bắt đầu từ gia đình và ngay trong gia đình.

Thứ nam: cần có những chính sách giải pháp tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, nâng cao tính tích cực xã hội, để phát huy vai trò vươn lên của phụ nữ dân tộc Hà Nhì.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nam giới và nữ giới trong các hộ gia đình dân tộc Hà Nhì tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

- Các hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất và hoạt động cộng đồng

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong các hộ dân tộc Hà Nhì trong các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và hoạt động cộng đồng.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

-Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020 -Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2017 - 2019 -Số liệu điều tra năm 2020

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

- Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì, xã Chung Chải - Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì ở xã Chung Chải

- Đề xuất giải pháp bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì xã Chung Chải

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp số liệu thống kê của xã. - Qua các tài liệu, báo cáo liên quan đến giới và bình đẳng giới.

3.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra 81 hộ dân để đánh giá vai trò, quyền ra quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì. Theo nội dung theo hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo trước.

3.4.1.3 Phương pháp điều tra chọn mẫu

* Chọn điểm nghiên cứu:

+ Chọn xã: Địa bàn xã có nhiều dân cư tập trung đông đúc, đặc biệt xã có nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Hà Nhì.

+ Chọn bản: Chọn 3 bản Đoàn Kết, Nậm Khum, Húi To là đại diện để nghiên cứu do 3 bản này người dân đa phần là dân tộc Hà Nhì cùng sinh sống nên dễ ràng cho việc thu thập được thông tin của hộ gia đình.

Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài và đảm bảo được tính đại diện, điều tra chọn mẫu là 81 hộ tôi chọn 3 bản Đoàn Kết, Nậm Khum và Húi To.

* Chọn mẫu nghiên cứu: sử dụng công thức Slovin.

Số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức Slovin (1960) độ tin cậy 90%, sai số 10%: 𝑛 = 𝑁

(1+𝑁𝑒2) Trong đó: n là cỡ mẫu

e là sai số cho phép N là tổng thể

Sử dụng công thức Slovin để tính ra cỡ mẫu điều tra 81 hộ gia đình dân tộc Hà Nhì tại 3 bản: Đoàn Kết, Nậm Khum và Húi To.

- Đoàn Kết: 27 hộ - Nậm Khum: 27 hộ

- Húi To: 27 hộ

3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được xử bằng máy tính cá nhân và bằng chương trình Excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu đã được phân tổ, chia tách trong bảng biểu để từ đó phản ánh lên những nét đặc trưng cơ bản nói lên điều gì và tìm ra những thay đổi cho phù hợp.

- Phương pháp so sánh: Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, rồi so sánh, phân tích bằng các chỉ số khác nhau để thấy được có sự khác nhau về tài sản sinh hoạt, tư liệu sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, vai trò... giữa phụ nữ và nam giới trong các hộ gia đình.

3.5. Hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu

3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ

Là các số bình quân về lao động, hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất và hoạt động cộng đồng của hộ. Thông tin chung về hộ gia đình, các nguồn thu nhập, nguồn vốn vay của hộ, tìm hiểu về người ra quyết định chính trong các hoạt động của hộ trong gia đình dân tộc Hà Nhì

- Tỷ lệ lao động nam và nữ trong gia đình dân tộc Hà Nhì - Trình độ văn hóa của chủ hộ

3.5.2. Các chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ và nam giới trong gia đình

- Ra quyết định và thực hiện các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ điều tra: là tỷ lệ số lần ra quyết định hay thực hiện các quyết định đó đối với một hoạt động sản xuất nông nghiệp cụ thể của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng trên tổng số ghi nhận trong các hộ điều tra.

- Phân chia công việc hàng ngày trong gia đình: tỷ lệ số lần làm các công việc như: nội trợ, chăm sóc con cái, dạy con học hành, quản lý tài chính, mua sắm tài sản, vay vốn, đi họp thôn - xóm, ma chay - cưới hỏi... đối với chồng, vợ, cả hai vợ chồng hoặc các con trong gia đình trên tổng số các ghi nhận về từng công việc cụ thể trong nhóm hộ điều tra.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý

Xã Chung Chải là một xã biên giới nằm ở phía Bắc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xã có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé. - Phía Đông giáp với huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Phía Nam giáp với xã Mường Nhé và Nậm Vì, huyện Mường Nhé. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 127 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân trong xã. Ngoài ra, xã còn gần cửa khẩu Apa Chải giáp với Trung Quốc, có đường đi thuận lợi, là nơi người dân giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa.

*Địa hình

Là miền núi cao của huyện Mường Nhé, địa hình của xã Chung Chải khá hiểm trở và phức tạp, phân từng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có núi đá dốc, khe, vực sâu, nhiều nơi tạo thành cách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối, tạo thành địa hình cát xẻ, phức tạp.

Với địa hình đồi núi chiếm đa số diện tích tự nhiên, Chung Chải mang đặc thù vùng núi cao, địa hình cao thấp không đều trên toàn địa bàn, tuy nhiên, về tổng quát, địa hình của xã Chung Chải nghiêng dần từ Tây sang Đông và được chia làm hai vùng, vùng núi thung lũng tập chung đông dân cư đồng thời là địa bàn sản xuất nông nghiệp của xã, bị chia cắt bởi hệ thống suối dày đặc (suối Nậm Ma, Nậm Khum). Địa hình của xã được phân thành những dạng chính sau:

- Địa hình núi cao: Bao gồm các dãy núi có độ cao trên 1000 m, có độ dốc tương đối lớn, gồm Các dãy núi bao quanh xã, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên.

- Địa hình núi trung bình: Gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ 700- 900m, nằm rải rác trên toàn địa bàn xã, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tái, cây bụi. Ngoài ra một số khu đồi có đất bằng hoạc sườn đồi có độ dốc từ 0.2% đến 25% được nhân dân trồng lúa và hoa màu.

- Địa hình đồng bằng: là các dải đất bằng, hẹp nằm dưới chân các dãy núi, tập trung khu vực phía Tây, khu ven suối Nậm Ma, Nậm Khum. Trên phần diện tích này được người dân khai thác triệt để trồng lúa..

Với địa hình trên gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa với địa phương trong và ngoài huyện.

4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn * Khí hậu, thời tiết

- Khí hậu Chung Chải thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi đặc trưng của khí vùng cao Tây Bắc với đặc điểm riêng của thời tiết miền núi Tây Bắc tỉnh Điện Biên. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 10 hàng năm khí hậu nóng mưa nhiều;

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, rét và mưa ít.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22.25ºC, nhiệt độ trung bình năm chêch lệch giữa các vùng núi đá và vùng bồn địa khoảng 4ºC. nhiệt độ trung bình năm 19ºC - 23ºC. Nhìn chung khí hậu có nhiều thuận lợi, mùa hè tương đối ẩm so với vùng khác, lượng mưa dồi dào, tổng số giờ nắng cao, lượng bức xạ và lượng bốc hơi nước lớn, là một trong những vùng nóng

của cả nước, song vào mùa đông ở đây cũng khá lạnh, sương muối và băng giá vẫn xảy ra.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình là 2439 mm, phân bố không đều cả thời gian lẫn không gian theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 6,7,8 đến tháng 11 chiếm tới 78% tổng lượng mưa cả năm.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)