Các chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ và nam giới trong gia đình

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 31)

- Ra quyết định và thực hiện các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ điều tra: là tỷ lệ số lần ra quyết định hay thực hiện các quyết định đó đối với một hoạt động sản xuất nông nghiệp cụ thể của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng trên tổng số ghi nhận trong các hộ điều tra.

- Phân chia công việc hàng ngày trong gia đình: tỷ lệ số lần làm các công việc như: nội trợ, chăm sóc con cái, dạy con học hành, quản lý tài chính, mua sắm tài sản, vay vốn, đi họp thôn - xóm, ma chay - cưới hỏi... đối với chồng, vợ, cả hai vợ chồng hoặc các con trong gia đình trên tổng số các ghi nhận về từng công việc cụ thể trong nhóm hộ điều tra.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý

Xã Chung Chải là một xã biên giới nằm ở phía Bắc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xã có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé. - Phía Đông giáp với huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Phía Nam giáp với xã Mường Nhé và Nậm Vì, huyện Mường Nhé. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 127 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân trong xã. Ngoài ra, xã còn gần cửa khẩu Apa Chải giáp với Trung Quốc, có đường đi thuận lợi, là nơi người dân giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa.

*Địa hình

Là miền núi cao của huyện Mường Nhé, địa hình của xã Chung Chải khá hiểm trở và phức tạp, phân từng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có núi đá dốc, khe, vực sâu, nhiều nơi tạo thành cách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối, tạo thành địa hình cát xẻ, phức tạp.

Với địa hình đồi núi chiếm đa số diện tích tự nhiên, Chung Chải mang đặc thù vùng núi cao, địa hình cao thấp không đều trên toàn địa bàn, tuy nhiên, về tổng quát, địa hình của xã Chung Chải nghiêng dần từ Tây sang Đông và được chia làm hai vùng, vùng núi thung lũng tập chung đông dân cư đồng thời là địa bàn sản xuất nông nghiệp của xã, bị chia cắt bởi hệ thống suối dày đặc (suối Nậm Ma, Nậm Khum). Địa hình của xã được phân thành những dạng chính sau:

- Địa hình núi cao: Bao gồm các dãy núi có độ cao trên 1000 m, có độ dốc tương đối lớn, gồm Các dãy núi bao quanh xã, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên.

- Địa hình núi trung bình: Gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ 700- 900m, nằm rải rác trên toàn địa bàn xã, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tái, cây bụi. Ngoài ra một số khu đồi có đất bằng hoạc sườn đồi có độ dốc từ 0.2% đến 25% được nhân dân trồng lúa và hoa màu.

- Địa hình đồng bằng: là các dải đất bằng, hẹp nằm dưới chân các dãy núi, tập trung khu vực phía Tây, khu ven suối Nậm Ma, Nậm Khum. Trên phần diện tích này được người dân khai thác triệt để trồng lúa..

Với địa hình trên gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa với địa phương trong và ngoài huyện.

4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn * Khí hậu, thời tiết

- Khí hậu Chung Chải thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi đặc trưng của khí vùng cao Tây Bắc với đặc điểm riêng của thời tiết miền núi Tây Bắc tỉnh Điện Biên. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 10 hàng năm khí hậu nóng mưa nhiều;

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, rét và mưa ít.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22.25ºC, nhiệt độ trung bình năm chêch lệch giữa các vùng núi đá và vùng bồn địa khoảng 4ºC. nhiệt độ trung bình năm 19ºC - 23ºC. Nhìn chung khí hậu có nhiều thuận lợi, mùa hè tương đối ẩm so với vùng khác, lượng mưa dồi dào, tổng số giờ nắng cao, lượng bức xạ và lượng bốc hơi nước lớn, là một trong những vùng nóng

của cả nước, song vào mùa đông ở đây cũng khá lạnh, sương muối và băng giá vẫn xảy ra.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình là 2439 mm, phân bố không đều cả thời gian lẫn không gian theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 6,7,8 đến tháng 11 chiếm tới 78% tổng lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình dao động trong khoảng 81 -87%, độ ẩm không khí tương đối lên tới 87%. Vào thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và đầu mùa mưa thường xuyên xuất hện khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp.

- Gió: Thuộc khu vực vùng núi cao, nơi tan giã của các cơn bão, do đó Chung Chải chịu ít ảnh hưởng của bão. Mùa đông có gió Đông Bắc thường mang theo mưa phùn, mùa hè có gió Tây Nam, hàng năm thường xảy ra những đợt sương muối, lốc xoáy và gió Lào, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của bà con nhân dân.

- Thuỷ văn: Chế độ thủy văn của Chung Chải chủ yếu phụ thuộc vào chế độ thủy văn của hệ thống suối Nậm Ma, suối Nậm Khum…, lưu lượng của những con suối trên phụ thuộc vào nước mưa, do đó vào mùa mưa bão lưu lượng rất lớn, vào mùa khô thì ít nước.

4.1.1.3 Tài nguyên đất đai

- Xã Chung Chải thuộc các nhóm đất vùng núi cao được chia thành 2 loại chính:

+ Đất đá Macma axit, phân bố chủ yếu là địa hình núi cao, tầng đất phổ biến từ 50 – 70 cm.

+ Đất đỏ biến đổi: phân bố dưới chân đồi thấp, địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn gốc chủ yếu vẫn là đất đồi, do được khai thác cải tạo vào sản xuất nông nghiệp, thời gian sử dụng lâu dài biến đổi thành loại đất này. Loại đất trên thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nhiều vị trí do thiếu nước nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Chung Chải qua các năm 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SL (ha) Cơ cấu

(%) SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 21021,40 100 21021,40 100 21021,40 100 Đất nông nghiệp 20311,04 96,62 20311,33 96,62 20306,76 96,60 Đất phi nông nghiệp 338,13 1,61 508,68 2,42 526,09 2,50 Đất chưa sử dụng 372,23 1,77 201,53 0,96 188,56 0,9

(Nguồn: UBND xã Chung Chải)

Tình hình sử dụng đất tại xã Chung Chải qua 3 năm có sự thay đổi:

- Nhóm đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (chỉ 2%). Do một số hộ chuyển hướng sản xuất sang phi nông nghiệp.

- Nhóm đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng nguyên nhân là do dân số đông, người dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, xây dựng các công trình công cộng …

- Nhóm đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi, chưa được người dân khai thác và sử dụng

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn xã Chung Chải được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2 : Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa

bàn xã Chung Chải năm 2019

STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suât

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1 Lúa chiêm xuân 50 50 25

2 Lúa nương 358 15 573

3 Lúa mùa 95 55 522,5

4 Ngô 160 17 272

5 Sắn 25 13 32,5

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân tại địa bàn xã, trong đó chủ yếu tập trung vào sản xuất lúa nương và lúa mùa.

Tuy lúa mùa cũng đạt sản lượng khá cao nhưng phải phụ thuộc nhiều vào nước mưa dễ mắc sâu bệnh nên người dân trồng cả lúa nương, do lúa nương thì ít bị mất mùa, năng suất cao, không phải bón phân nhiều để đảm bảo an ninh lương thực của hộ.

Một số cây trồng khác như ngô, sắn được người dân trồng để tận dụng đất chưa sử dụng, một phần làm thức ăn, một phần dùng cho chăn nuôi và một số loại vật nuôi khác.

* Hoạt động chăn nuôi

Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã Chung Chải năm 2017-2019

ĐVT: Con

STT Loại vật nuôi Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Trâu 1.218 954 923

2 Bò 468 412 386

3 Lợn 2.056 1.137 210

4 Dê 467 396 365

5 Gia cầm 7.942 9.375 10.215

(Nguồn: UBND xã Chung Chải) Qua bảng ta thấy: số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã có sự biến động qua 3 năm gần đây. Năm 2019, số lượng lợn giảm so với năm 2017 và năm 2018 là do dịch tả lợn châu Phi. Ngoài ra, do giá thị trường sản phẩm ở nhiều thời điểm kéo dài trong năm thấp, giá các mặt hàng như con giống, thức ăn chăn nuôi cao.Vì vậy, người chăn nuôi bị thua lỗ, nhiều gia đình đã bỏ hoặc giảm quy mô chăn nuôi của gia đình làm ảnh hưởng đến việc phát triển tổng đàn.

Số lượng trâu, bò cũng giảm là do diện tích chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn khan hiếm, sức cày kéo phục vụ cho sản xuất đã dần được thay thế bằng các loại máy móc nên rất ít hộ nuôi trâu, bò. Đa số các hộ nuôi với quy mô nhỏ (3-4 con) để bán ra thị trường. Đồng thời, thời tiết bất lợi, rét đậm, rét

hại kéo dài làm một số gia súc của các hộ bị chết. Hơn nữa, dịch bệnh thường xuyên xảy ra như lở mồm long móng, tai xanh,... Kết hợp với việc người dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò của việc tiêm phòng vắc - xin là tự bảo vệ tài sản của mình nên chưa tự giác phối hợp với chính quyền địa phương và cán bộ thú y để thực hiện tốt việc này đã làm cho số lượng đàn gia súc bị giảm sút. Hầu hết các chủ hộ còn có trình độ quản lý, kiến thức chăn nuôi hạn chế, chưa chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Số lượng đàn gia cầm có xu hướng tăng, họ không chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu gia đình mà còn để buôn bán thu lợi nhuận từ việc nuôi các loại gia cầm.

* Nuôi trồng thủy sản: Hiện toàn xã có 6,9 ha ao.

* Về lâm nghiệp và công tác bảo vệ, quản lý rừng

- Trong năm UBND xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho 15/15 bản với hơn 1.317 hộ dân tham gia.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong 9 tháng đầu năm đã xảy ra 01 vụ cháy tại tiểu khu 109 khoảng 4,6,9 tổng diện tích bị cháy 53.930m2 về đất lâm nghiệp, trong đó diện tích bị thiệt hại về rừng là 5.650m2, mức độ thiệt hại 60%. UBND xã đã huy động các lực lượng và đã kịp thời dập tắt khu vực cháy.

- Công tác triển khai đăng ký trồng rừng năm 2019 (cây keo) mới đầu nhân dân đăng ký trồng 18 hộ = 26,66 ha, trong đó khi xác minh đo đạc được 8 hộ = 6,9 ha, sau khi triển khai trồng 8 hộ dân đã rút không nhận trồng.

* Giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản

- UBND xã chỉ đạo các bản phát quang, tu sửa các tuyến đường dân sinh đường mòn liên bản đảm bảo nhu cầu đi lại của cán bộ và nhân dân. Chỉ đạo nhân dân các bản tập trung tu sửa nạo vét các con mương phai hiện có đảm bảo nước tưới tiêu cho vụ mùa, tổng số mương của xã 55 trong đó: Kiên cố là 11 kênh mương còn lại mương đất dân tự làm.

- Ngay từ đầu năm UBND xã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão, thiên tai có thể xảy ra và đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc

trong mùa mưa lũ. Trong năm không bị ảnh hưởng và thiệt hại gì về hoa màu, tài sản, người do mưa lũ, gió lốc.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã đảm bảo chất lượng.

4.1.2.2. Điều kiện xã hội * Dân số, dân tộc, lao động

Năm 2019, dân số toàn xã là 1.135 hộ với 5.157 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em sinh sống (Hà Nhì, Hmông, Thái, Kinh, Sila, Mường ) rải rác tại 15 bản. Mặt bằng trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chậm phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ đói nghèo còn cao chiếm 78,57%.

* Hoạt động văn hóa thể dục thể thao

- Các phong trào thể dục thể thao được duy trì thường xuyên từ xã xuống các điểm bản. Tổ chức thành công các hoạt động vui xuân trong dịp tết năm 2019. Luôn duy trì và củng cố bản làng văn hóa, gia đình văn hóa, vận động nhân dân tham gia phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư".

- Thực hiện kế hoạch của phòng văn hóa, ban tuyên giáo huyện về các ngày lễ, ngày hội treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền chào mừng xuân Kỷ Hợi năm 2019; Tuyên truyền đại hội MTTQ, Đoàn thanh niên, HLHTNVN nhiệm kỳ 2019 – 2024, Khẩu hiệu hưởng ứng ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2019 và các ngày lễ lớn tại các điểm bản và trụ sở UBND xã với số băng zôn khẩu hiệu được treo 31 băng zôn với tổng số 242 mét băng zôn. Tuyên truyền vận động nhân dân trong toàn xã treo cờ tổ quốc trong dịp tết và các ngày lễ lớn với tổng số hộ treo cờ là 984 hộ dân.

Tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tổng số gia đình văn hóa là 278 hộ, 03 bản văn hóa hiện UBND huyện đang thẩm định.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân trên địa bàn xã Chung Chải với lượt người tham gia là 445 người.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 26 /3/2019 ngày thành lập Đoàn thanh niên tổng số vận động viên tham gia là 120 vận động viên.

- Tham gia văn nghệ, thể thao ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc huyện Mường Nhé lần thứ IV năm 2019 với 42 vận động viên tham gia và tham gia thi và trưng bày bộ ảnh triển lãm trên gian hàng các sản phẩm của địa phương đạt giải khuyến khích.

- Phối hợp với đoàn thanh niên và 4 đơn vị trường tuyên truyền kêu gọi ủng hộ tết trung thu cho các cháu trong toàn xã với tổng số tiền 19.460.000đ.

* Giáo dục

- Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ năm học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, chất lượng dạy và học được nâng lên. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng so với năm học trước. Cơ sở vật chất trường lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà ở bán trú và hệ thống trang thiết bị trường học từng bước được tăng cường đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy và học ở các cấp học. Chỉ đạo 3 cấp trường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, và các trưởng bản tu sửa lại trường lớp học từ trung tâm đến các điểm trường.

* Y tế - chăm sóc sức khỏe

- Tổng số lần khám chữa bệnh trong năm 2019 là 1.398 lượt. Trong đó: kê đơn cấp thuốc là 1.278 lượt người, chuyển tuyến là 35 ca, điều trị nội trú

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 31)