Thực trạng phân công lao động trong các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 47 - 56)

* Trong sản xuất nông nghiệp

Sự phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp của nam giới và nữ giới được thể hiện qua bảng 4.9:

Bảng 4.9: Sự phân công lao động của hộ điều tra trong sản xuất

nông nghiệp

ĐVT : %

Công việc Người thực hiện

Nữ Nam Cả hai Thuê 1.Trồng trọt Chọn giống 11,1 56,8 27,2 4,9 Mua vật tư 24,7 33,3 32,1 9,9 Cầy bừa 3,7 59,3 28,4 8,6 Gieo trồng, cấy 33,3 14,8 38,3 13,6 Chăm sóc (bón phân làm cỏ …) 33,1 24,7 32,1 11,1

Phun thuốc trừ sâu 9,9 61,7 22,2 6,2

Thu hoạch 35,8 19,8 37 7,4

Bảo quản sau thu hoạch (phơi, sấy…) 39,5 18,5 34,6 7,4

Bán nông sản 19,8 22,2 53,1 4,9

2.Chăn nuôi

Chọn giống 29,6 19,8 44,4 6,2

Mua vật tư 23,5 39,5 29,6 7,4

Làm chuồng nuôi gia súc 22,2 38,3 25,9 13,6 Chăm sóc gia súc ,gia cầm 34,6 22,2 28,4 14,8

Đi bán 23,5 37 33,3 6,2

Qua điều tra cho thấy, các công việc đều có sự tham gia của cả nam và nữ giới. Trong đó có một số công việc đòi hỏi tính tỷ mỷ, kiên trì và khéo tay như gieo trồng, chăm sóc thì nữ giới tham gia nhiều hơn. Ngược lại, nam giới sẽ thực hiện các công việc đòi hỏi sức khoẻ như cày bừa, phun thuốc,… với tỷ lệ cao hơn. Cụ thể:

-Trong trồng trọt: Nam giới sẽ đảm nhiệm chính các công việc như cầy, bừa (chiếm 59,3%); chọn giống (chiếm 56,8%), phun thuốc trừ sâu (chiếm 61,7%) do những công việc này thường mang tính kỹ thuật cao, yêu cầu sức khỏe. Đa phần phụ nữ thực hiện các công việc như: gieo cấy, thu hoạch, chăm sóc đòi hỏi cẩn thận, tỷ mỷ.

Qua điều tra cũng cho thấy ở nhiều gia đình không có sự phân công các công việc chính cho nam và nữ giới mà được thực hiện bởi cả hai giới, tức là họ cùng làm chung. Nhiều công việc sản xuất trước đây vốn được xem là “công việc riêng” của phụ nữ như gieo trồng, cấy; chăm sóc bón phân làm cỏ, thì hiện nay tỷ lệ cả hai giới cùng làm cũng chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy, phần nào sự bình đẳng hơn trong hoạt động trồng trọt giữa nam và nữ giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì.

-Trong chăn nuôi: Sự phân công công việc giữa nam và nữ gần như đồng đều, tỷ lệ cả hai tham gia vào các công việc chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao như: chọn giống (chiếm 44,4%) và quyết định đi bán (chiếm 33,3%). Nhưng thường một số công việc như mua vật tư, làm chuồng nuôi gia súc những công việc liên quan đến kỹ thuật vẫn do nam giới làm chính hoặc đi thuê. Còn việc chăm sóc gia súc, gia cầm (34,6%), công việc này có tính tỷ mỷ và mất thời giam hơn nên phụ nữ đảm.

Trong các hoạt động sản xuất có thể thấy được phần nào sự bình đẳng qua các công việc mà phụ nữ và nam giới đảm nhận.

* Trong sản xuất phi nông nghiệp

Hoạt động phi nông nghiệp trong gia đình dân tộc Hà Nhì qua điều tra một số công việc như dệt, rèn, sản xuất đồ gỗ,… Nhìn chung cả nam và nữ giới đa phần đã có sự phân công lao động đồng đều. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.10:

Bảng 4.10: Sự phân công lao động của hộ điều tra trong sản xuất phi nông nghiệp

ĐVT:%

Công việc Người thực hiện

Nữ Nam Cả hai Thuê

1.Dệt, đan lát 55,6 7,4 14,8 22,2

2.Rèn, mộc 3,7 59,3 16 21

3.Bán hàng/kinh doanh 45,7 23,5 27,1 3,7

4.Sản xuất đồ gỗ 7,4 66,7 11,1 14,8

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Dệt là nghề thủ công phổ biến ở tất cả các gia đình dân tộc Hà Nhì. Dệt vải, thêu thùa được coi là công việc của phụ nữ, con gái từ 10-12 tuổi đã được mẹ, chị chỉ bảo, hướng dẫn, làm quen với những công việc liên quan đến dệt vải. Hơn thế nữa, sự thông thạo trong nghề dệt được coi là một tiêu chí, một phẩm hạnh con gái. Chính vì vậy tỷ lệ nữ giới tham gia vào công việc này tại các hộ điều tra là khá lớn (55,6%), một số ít nam giới phụ giúp cho việc chuẩn bị vải, khung dệt,…để cả hai giới cùng làm (14,8%). Có rất ít nam giới thành thạo và làm chính công việc này (7,4%).

Trong khi đó, nam giới thực hiện chủ yếu công việc rèn mộc (59,3%). Đây là nghề thủ công lâu đời của dân tộc Hà Nhì. Đa phần những công việc nhẹ nhàng như việc bán hàng/kinh doanh có sự tham gia của cả hai (chiếm 27,1%) nhưng công việc này vẫn thường do phụ nữ đảm nhiệm (45,7%). Đối với sản xuất đồ gỗ, đòi hỏi yếu tố về sức khỏe, kỹ thuật nên chủ yếu là nam giới thực hiện (66,7%), một phần nhỏ là thuê công nhân (14,8%), chỉ một số ít phụ nữ tham gia (7,4%) để phun sơn, đánh bóng đồ gỗ, dọn dẹp dụng cụ.

* Trong hoạt động tái sản xuất

Hoạt động tái sản xuất trong gia đình là những công việc thiết yếu trong cuộc sống con người, nhằm đảm bảo phát triển bền vững dân số và lực lượng lao động, không tạo ra thu nhập.

Bảng 4.11: Sự phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất

ĐVT:%

Hoạt động

Đối tượng thực hiện

Nữ Nam Cả hai

Nội trợ 64,2 14,8 21

Chăm sóc các thành viên trong gia đình 39,5 27,2 33,3

Dậy dỗ con cái 34,6 39,5 25,9

Xây dựng và sửa chữa nhà cửa 21 56,8 22,2 Sử dụng biện pháp tránh thai 39,5 38,3 22,2

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhìn chung công việc nội trợ hầu hết do phụ nữ đảm nhận là chính (chiếm 64,2%), chỉ có 14,8% nam giới đảm nhiệm. Sự chia sẻ của nam giới hầu như rất ít và được thực hiện khi vợ bận hoặc vắng nhà. Sự chênh lệch này chủ yếu là do quan điểm coi công việc nội trợ là việc của phụ nữ nên mọi việc đều dồn lên vai họ. Việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, dậy dỗ con cái, sử dụng biện pháp tránh thai gần như được phân công đồng đều giữa hai giới.

Sự chia sẻ những công việc này giúp giảm gánh nặng cho người phụ nữ, những công việc này tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập. Chính vì vậy, khi có sự chia sẻ sẽ giúp hộ có nhiều thời gian nâng cao trình độ, tham gia công tác xã hội, mở mang nhận thức.

* Trong hoạt động cộng đồng

Sự tham gia của nam và nữ giới trong các hoạt động cộng đồng ở các mức độ khác nhau:

Bảng 4.12: Sự phân công lao động của hộ điều tra trong hoạt động cộng đồng

ĐVT: %

Hoạt động Đối tượng thực hiện

Nữ Nam Cả hai

Họp thôn bản 34,6 46,9 18,5

Tập huấn khuyến nông 13,6 76,5 9,9

Giao tiếp với chính quyền 22,2 51,9 25,9

Dự đám hiếu /hỉ 30,9 39,5 29,6

Làm vệ sinh làng , xóm 39,5 42 18,5

Cúng giỗ của làng 0 100 0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nam giới tham gia với tỷ lệ cao ở các lớp tập huấn khuyến nông (chiếm 76,5%), và các hoạt động liên quan tới việc giao tiếp với chính quyền là (chiếm 51,9%).Trong khi đó tỷ lệ tương ứng ở nữ giới chỉ là 13,6% và 22,2%, do nam giới thường là chủ hộ, đóng vai trò quyết định trong việc điều hành các hoạt động sản xuất đối nội và đối ngoại, nên sẽ thường tham gia tập huấn khuyến nông và giao tiếp cộng đồng nhiều hơn.

Cả nam giới và phụ nữ đều tham dự họp thôn bản, đám hiếu/hỉ, làm vệ sinh làng xóm với tỷ lệ chênh lệch không nhiều. Điều cho thấy tại địa bàn nghiên cứu, việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng của hai giới khá bình đẳng. Mặc dù nam giới vẫn là nhân vật chính trong các hoạt động cộng đồng, nhưng cũng đang có sự đóng góp và tham gia nhiều hơn của nữ giới.

Tuy nhiên việc tham gia cúng giỗ trong làng do 100% nam giới tham gia. Người phụ nữ ít tham gia vào hoạt động này, vì theo luật tục của người Hà Nhì, nam giới luôn chịu trách nhiệm thực hiện các nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ gia đình, làng bản.

4.2.3.Thực trạng bình đẳng giới trong quyền ra quyết định của các hộ điều tra.

4.2.3.1 Đối với nguồn vốn vay

Quyền quyết định đối với nguồn vốn vay của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.13:

Bảng 4.13: Quyền ra quyết định đối với nguồn vốn vay của hộ điều tra

ĐVT:%

Nội dung

Đoàn Kết Nậm Khum Húi To Chung

Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai

Quyết định vay vốn 59,3 14,8 25,9 66,7 11,1 22,2 59,3 18,5 22,2 61,8 14,8 23,4 Đứng tên vay vốn 77,8 22,2 0 81,5 18,5 0 70,4 29,6 0 76,6 23,4 0 Quyết định sử dụng 59,3 22,2 18,5 59,3 11,1 29,6 59,3 25,9 14,8 59,3 19,7 21 Quản lý tiền 25,9 59,3 14,8 29,6 51,9 18,5 29,6 55,6 14,8 28,4 55,6 16 Trả lãi tiền vay 77,8 22,2 0 81,5 18,5 0 70,4 29,6 0 76,6 23,4 0

Mặc dù trong tất cả các hoạt động quyết định vay vốn, đứng tên vay vốn, quyết định sử dụng và trả tiền lãi thì nam giới nắm giữ quyền quyết định chính trong hộ. Nhưng việc quản lý vốn vay lại thuộc về nữ giới nhiều hơn. Điều này được lý giải trong quan niệm nữ giới luôn là “tay hòm chìa khóa”, là người quản lý tài chính, chi tiêu của gia đình nên sẽ thích hợp với quản lý vốn vay và các nguồn tiền của hộ nam giới thường là chủ hộ gia đình nên hộ có nhiều điều kiện trong việc đứng tên vay vốn hơn nữ giới.

Người phụ nữ ít quyết đoán hơn nam giới trong việc sử dụng vốn nên nam giới sẽ ra quyết định chính trong hoạt động này (59,3%).

4.2.3.2 Đối với các hoạt động sản xuất, tái sản xuất, và hoạt động cộng đồng

Bảng 4.14: Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và hoạt động cộng đồng của hộ điều tra

ĐVT: %

Nội dung Đoàn Kết Nậm Khum Húi To Chung

Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai

1. Hoạt động sản xuất -Cầy bừa 63 11,1 25,9 59,3 14,8 25.9 51,9 22,2 25,9 58,1 16 25,9 -Gieo trồng ,cấy 22,2 51,9 25,9 18,5 51,9 29,6 14,8 55,6 29,6 18,5 53,1 28,4 -Chăm sóc ,làm vườn 51,9 25,9 22,2 55,6 25,9 18,5 51,9 33,3 14,8 53,1 28,4 18,5 -Thu hoạch 14,8 55,6 29,6 22,2 51,9 25,9 18,5 55,6 25,9 18,5 54,4 27,1 -Bán các sản phẩm nông nghiệp 51,9 22,2 25,9 55,6 25,9 18,5 59,3 14,8 25.9 55,6 21 23,4

2. Hoạt động tái sản xuất

-Nội trợ 18,5 55,6 25,9 22,2 55,6 22,2 22,2 59,3 18,5 21 56,8 22,2

-Chăm sóc các thành viên trong gia đình 25,9 51,9 22,2 18,5 51,9 29,6 25,9 59,3 14,8 23,4 54,4 22,2

-Dậy dỗ con cái 59,3 18,5 22,2 55,6 14,8 29,6 51,9 18,5 29,6 55,6 17,3 27,1

-Xây dựng và sửa chữa nhà cửa 55,6 11,1 33,3 59,3 18,5 22,2 51,9 29,6 18,5 55,6 19,7 24,7 -Sử dụng biện pháp tránh thai 18,5 63 18,5 14,8 66,7 18,5 11,1 66,7 22,2 14,8 65,5 19,7

3. Hoạt động cộng đồng

-Họp thôn bản 51,9 33,3 14,8 59,3 22,2 18,5 66,7 18,5 14,8 59,3 24,7 16

-Đi đám hiếu /hỉ 59,3 22,2 18,5 51,9 25,9 22,2 55,6 25,9 18,5 55,6 24,7 19,7

-Làm vệ sinh làng , xóm 55,6 25,9 18,5 59,3 14,8 25.9 55,6 11,1 33,3 56,8 17,3 25,9

-Tập huấn khuyến nông 66,7 18,4 14,8 63 14,8 22,2 70,4 14,8 14,8 66,7 16 17,3

-Giao tiếp với chính quyền 51,9 18,5 29,6 59,3 18,5 22,2 55,6 14,8 29,6 55,6 17,3 27,1

-Cúng giỗ của làng 27 0 0 27 0 0 27 0 0 100 0 0

- Hoạt động sản xuất: Nam giới vẫn quyết định nhiều hơn trong một số công việc mang tính kỹ thuật cao như cầy, bừa (chiếm 58,1%), bán các sản phẩm. Nhưng có một thực tế nam giới quyết định chính trong việc chăm sóc, làm vườn nhưng nữ giới lại là người thực hiện chính. Công việc gieo trồng, cấy và thu hoạch thường được phụ nữ quyết định và đảm nhận.

- Hoạt động tái sản xuất: Có thể thấy cộng việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình do nữ giới đảm nhận chính nên gần như các quyết định liên quan tới những vấn đề này do họ quyết định, chiếm tỉ lệ khá cao tương ứng là 56,8% và 54,4%.

Qua điều tra có thể nhận thấy đối với các gia đình dân tộc Hà Nhì đó là việc dạy dỗ con cái do nam giới quyết định (55,6%). Do họ có tiếng nói, là chủ gia đình nhưng khi thực hiện dạy dỗ con cái thì gần như vai trò của cả 2 giới là ngang nhau như phân tích ở bảng 4.14.

Việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa là những công việc đòi hỏi sức khỏe, tính quyết đoán nên công việc này thường do nam giới của hộ quyết định (55,6%). Trong khi đó, quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai lại thuộc về nữ giới do trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng tiêm, uống thuốc tránh thai và áp dụng đối với phụ nữ. Ngoài ra, họ ít sử dụng các biện pháp tránh thai khác.

-Hoạt động cộng đồng: Hầu hết các công việc cộng đồng đều do nam giới quyết định, thậm chí hoạt động cúng giỗ làng do 100% nam giới tham gia thực hiện nên người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong hoạt động này. Có thể lý giải cho vấn đề này là do phụ nữ dân tộc Hà Nhì vẫn còn tâm lí tự ti, e dè, ngại giao tiếp xã hội. Hơn nữa, nam giới thường là chủ hộ, có tính quyết đoán cao hơn nên việc quyết định chính trong các hoạt động cộng đồng thuộc về nam giới.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 47 - 56)