Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 30 - 31)

3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp số liệu thống kê của xã. - Qua các tài liệu, báo cáo liên quan đến giới và bình đẳng giới.

3.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra 81 hộ dân để đánh giá vai trò, quyền ra quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì. Theo nội dung theo hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo trước.

3.4.1.3 Phương pháp điều tra chọn mẫu

* Chọn điểm nghiên cứu:

+ Chọn xã: Địa bàn xã có nhiều dân cư tập trung đông đúc, đặc biệt xã có nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Hà Nhì.

+ Chọn bản: Chọn 3 bản Đoàn Kết, Nậm Khum, Húi To là đại diện để nghiên cứu do 3 bản này người dân đa phần là dân tộc Hà Nhì cùng sinh sống nên dễ ràng cho việc thu thập được thông tin của hộ gia đình.

Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài và đảm bảo được tính đại diện, điều tra chọn mẫu là 81 hộ tôi chọn 3 bản Đoàn Kết, Nậm Khum và Húi To.

* Chọn mẫu nghiên cứu: sử dụng công thức Slovin.

Số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức Slovin (1960) độ tin cậy 90%, sai số 10%: 𝑛 = 𝑁

(1+𝑁𝑒2) Trong đó: n là cỡ mẫu

e là sai số cho phép N là tổng thể

Sử dụng công thức Slovin để tính ra cỡ mẫu điều tra 81 hộ gia đình dân tộc Hà Nhì tại 3 bản: Đoàn Kết, Nậm Khum và Húi To.

- Đoàn Kết: 27 hộ - Nậm Khum: 27 hộ

- Húi To: 27 hộ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)