gia đình người dân tộc Hà Nhì
Nâng cao trình độ học vấn và nhận thức về bình đẳng giới trong gia đinh dân tộc Hà Nhì. Cần đẩy mạnh tuyên truyền việc dạy và học, những chính sách giáo dục đối với các gia đình dân tộc ở địa phương, để người dân có được thông tin một cách đúng đắn, kịp thời, chính xác và thiết thực. Đối với người dân tộc Hà Nhì, do còn hạn chế về nhận thức và bất đồng ngôn ngữ, nên cần có một khoảng thời gian rất dài mới có thể thay đổi nhận thức, vì thế việc
cung cấp thông tin, tuyên truyền, giúp họ dần dần hiểu được vai trò của giáo dục phổ thông đối với đời sống, tương lai công việc của con em họ.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới học thêm lớp phổ cập, lớp đào tạo nghề của địa phương để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề. Từ đó, phụ nữ và nam giới sẽ có cơ sở để ra quyết định cũng như thực hiện quyết định của mình.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua điều tra 81 hộ thì đa số chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ cao 77,8%, trong khi đó nữ chỉ chiếm tỷ lệ thấp 22,2%. Qua con số này cho thấy tình trạng được tham gia vào các hoạt động cộng đồng của nữ giới còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng, trình độ nhận thức cũng như khả năng tiếp cận về tư tưởng xã hội của người phụ nữ chưa cao.
Các phương tiện sản xuất, sinh hoạt của các hộ tuy chưa phải là máy móc, phương tiện hiện đại nhưng phần nào giải phóng sức lao động, giảm thời gian sản xuất, tạo cơ hội cho nam và nữ có thời gian nhiều hơn trong việc giải trí, cộng sống gia đình, hoạt động cộng đồng.
Sự phân công lao động của hai giới trong các hoạt động.
Nam giới thường thực hiện các công việc đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật cao hơn phụ nữ trong hoạt động sản xuất, chẳng hạn như: phun thuốc trừ sâu (61,7%), cầy bừa (59.3%) và sản xuất đồ gỗ (66,7%). Còn phụ nữ làm những công việc tỷ mỷ, cẩn thận như: bảo quản sau thu hoạch ( 39,5%), dệt đan lát ( 55,6%).
Với hoạt động tái sản xuất: công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai vẫn do phụ nữ thực hiện chính (trên 39%). Tuy nhiên, nam giới cùng đã hỗ trợ trong việc dậy dỗ con cái (39.5%).
Trong hoạt động cộng đồng: Nam giới tham gia các hoạt động cộng đồng nhiều hơn nữ giới, đặc biệt trong việc cúng giỗ của làng 100% là do nam giới thực hiện, còn phụ nữ thường ít được tham gia hoạt động này.
Quyền ra quyết định trong hộ hầu hết là do nam giới quyết định, chỉ một số ít các hoạt động như việc: quản lý tiền (55,6%), việc nội trợ (56,8%) và chăm sóc các thành viện trong gia đình (54,4%) là phụ nữ có tiếng nói và quyết định trong công việc này.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với chính quyền, địa phương
- Chính quyền địa phương cần tập huấn, nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho các thành viên trong hộ gia đình dân tộc Hà Nhì.
- Mở các lớp đào tạo nghề phù hợp cho cả nam và nữ, để họ có thể được tham gia học tập, nâng cao tay nghề, nhận thức trong sản xuất, nhằm phát triển kinh tế hộ.
- Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình... Nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho phụ nữ và nam giới trong việc thực hiện BĐG trong gia đình.
5.2.2. Đối với nam và nữ trong gia đình dân tộc Hà Nhì
Với nam giới thì cần bỏ những quan niệm giới, những công việc nội trợ, cuộc sống gia đình, để cùng chia sẻ với nhau, giảm gánh nặng cho phụ nữ.
Những chủ hộ là nam phải có cách nhìn tích cực hơn về phụ nữ, cần khuyến khích, động viên, ủng hộ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội giúp họ giảm bớt gánh nặng về công việc gia đình và đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong thực hiện những quyết định trong gia đình.
Với người phụ nữ bản thân họ phải tự tìm hiểu về Luật bình đẳng giới, tự vươn lên, tìm hiểu những kiến thức mới, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn của bản thân để rút ngắn, đi tới xoá bỏ khoảng cách giữa hai giới. Phụ nữ phải xoá bỏ tư tưởng tự ti, mặc cảm, không dám đấu tranh cho quyền bình đẳng của mình. Từ đó tự nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội.
Các thành viên trong gia đình phải tự giúp nhau hiểu về vấn đề bình đẳng giới. Giúp đỡ, chia sẻ việc nhà, các công việc nội trợ với nhau để cả hai giới đều có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức lao động, có điều kiện học hành, nâng cao trình độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tên tiếng việt
1. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), “Phụ nữ giới và phát triển”, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
2. Lò Ngọc Ánh (2015),“Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, trường đại học Nông Lâm, tr96.
3. Nông Quốc Bình (2008), “Suy nghĩ về bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học, số 3/2008, tr3-8.
4. Dự án VN M8 PO6, 2012. “CEADAW và bình đẳng giới ở Việt Nam, tài liệu tập huấn về CEADAW”.
5. Trần Thị Minh Đức (2006), “Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hà (2012), “Quan hệ giới trong gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
7. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000),“Xã hội học về giới và phát triển”, NXB Đại hội Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Linh Khiếu (2003), “Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Lê Thị Chiêu Nghi (2001), “Giới và dự án phát triển” NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Quốc hội (2005) “Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11”, điều 106: “Hộ gia đình”, Hà Nội.
11. Quốc hội (2006) “Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11”, khoản 2, điều 18: “Bình đẳng giới trong gia đình”.
12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), “Hiến pháp năm 2013”, Hà Nội.
13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), “Luật bình đẳng giới”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trịnh Quốc Tuấn, Đỗ Thị Thạch (2008), “Khoa học giới – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Lệ Thu (2017), “Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hà Nội, tr141.
16. Trung tâm từ điển học (2006), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng
II.Tài liệu trích dẫn từ internet
17. http://www.baodienbienphu.info.vn/tin-tuc/van-hoa/170135/le-ga-ma-thu-cua- nguoi-ha-nhi-noi-cuc-tay-to-quoc 18. https://dantocmiennui.vn/tet-co-truyen-khu-su-cha-cua-dan-toc-ha-nhi-o-dien- bien/204663.html 19. http://www.dienbientv.vn/tin-tuc-su-kien/van-hoa/201811/net-dac-sac-trong- trang-phuc-dan-toc-ha-nhi-5608057/ 20. http://thegioidisan.vn/vi/doi-net-ve-nguoi-ha-nhi-o-nuoc-ta.html 21.http://www.hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/thai-lan-xac-lap- binh-%C4%91ang-gioi-trong-hien-phap-20354-411.html 22.http://genic.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/54424/seo/Singapore- Binh-dang-gioi-duoc-tang-cuong/language/vi-VN/Default.aspx
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
Ngày điều tra:...
Bản :...
I. Thông tin chung về hộ điều tra 1. Họ tên người điều tra:………...
2. Tuổi:...Dân tộc...
3. Giới tính: Nam Nữ 4. Trình độ học vấn:...
5. Số thành viên trong gia đình ………..
6. Số lao động chính ...Số nhân khẩu...
7. Phân loại theo mức sống……….
Hộ khá, giàu Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo
8.Phân loại hộ theo hoạt động kinh tế………
Hộ nông nghiệp ộ phi nông nghiệ ộ 9. Tài sản chủ yếu của chủ hộ……… 9.1. Loại nhà:
ấ ỗ
9.2. Các tài sản chủ yếu
Tên tài sản Số lượng
Tivi Đài Xe đạp Xe máy Tủ lạnh Bếp ga
II. Thông tin về sự tham gia của vợ chồng trong công việc
Câu 1: Ông/bà có biết về Luật BĐG không? (khoanh tròn 1 lựa chọn)
1.Có 2. Không
Câu 2: Trong gia đình ông/bà ai là người làm chính các công việc sau đây (Tích dấu X vào lựa chọn)
Hoạt động Nữ Nam Cả hai Thuê
1. Trồng trọt Chọn giống Mua vật tư Cầy bừa Gieo trồng, cấy Chăm sóc, làm vườn Phun thuốc sâu Thu hoạch Bảo quản sản phẩm Bán sản phẩm 2. Chăn nuôi Chọn giống Mua vật tư
Làm chuồng nuôi gia súc Chăm sóc gia súc, gia cầm Đi bán
Câu 3: Theo ông/bà việc sản xuất do nam giới đảm nhận đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn so với nữ giới? (khoanh tròn lựa chọn)
1. Đồng ý 2. Không đồn
Câu 4: Phân công lao động trong sản xuất phi nông nghiệp của gia đình ông/bà ai là người làm chính các công việc sau? (tích dấu X vào lựa chọn)
Công việc Vợ Chồng Cả hai Thuê
1.Dệt, đan lát 2.Rèn, mộc
3.Bán hàng/kinh doanh 4.Sản xuất đồ gỗ
Câu 5: Phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của gia đình ông/bà ai là người làm chính các công việc sau? (tích dấu X vào lựa chọn)
Hoạt động Vợ Chồng Cả hai
Nội trợ
Chăm sóc các thành viêng trong gia đình Dậy dỗ con cái
Xây dựng và sửa chữa nhà cửa Sử dụng biện pháp tránh thai
Câu 6: Theo ông/bà, sự phân công giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ của gia đình như hiện nay có hợp lý không? (khoanh tròn 1 lựa chọn)
1. Rất hợp lý 2. Hợp lý 3. Chưa hợp lý, cần thay đổi
Câu 7: Ông/bà từng tham gia khóa tập huấn về khuyến nông nào chưa?(khoanh tròn 1 lựa chọn)
1. Có 2. Không
Câu 8: Phân công lao động trong hoạt động cộng đồng của gia đình ông/bà ai là người làm chính các công việc sau? (tích dấu X vào lựa chọn)
Hoạt động Vợ Chồng Cả hai
Họp thôn bản
Tập huấn khuyến nông Giao tiếp với chính quyền Dự đám hiếu /hỉ
Làm vệ sinh làng , xóm Cúng giỗ của làng
Câu 9: Trong cuộc họp thôn bản mà ông/bà tham dự, ông bà có (khoanh tròn 1 lựa chọn)
1.Phát biểu ý kiến 2. Im lặng lắng nghe
Câu 10: Trong hoạt động sản xuất, gia đình ông/bà sử dụng các loại máy móc nào? (Khoanh các máy móc có dùng)
1. Máy cày,bừa 2. Máy bơm 3.Máy xay xát 4. Máy tuốt lúa
Câu 11: Trong 12 tháng qua ông/bà có vay tiền để làm ăn không? (Khoanh tròn 1 lựa chọn)
1. Có 2. Không
Câu 12: Trong gia đình ông/bà ai là người quyết định trong việc quản lý tài chính? (tích dấu X vào lựa chọn) ?
STT Công việc Người thực hiện
Nam Nữ Cả hai
1 Quyết định vay vốn 2 Quyết định sử dụng vốn 3 Quản lý tiền
4 Trả tiền vốn vay
Câu 13: Trong gia đình ông/bà ai là người ra quyết định chính trong các hoạt động của hộ? (tích dấu X vào lựa chọn)
13.1. Trong hoạt động sản xuất
STT Công việc Người thực hiện
Nam Nữ Cả hai
1 Cày, bừa
2 Gieo trông, cấy 3 Chăm sóc, làm vườn 4 Thu hoạch
13.2. Trong hoạt động tái sản xuất
STT Công việc Người thực hiện
Nam Nữ Cả hai
1 Nội trợ
2 Chăm sóc các thành viên trong gia đình 3 Dậy dỗ con cái
4 Xây dựng sửa chữa nhà cửa 5 Sử dụng biện pháp tránh thai
13.3.Trong hoạt động cộng đồng
STT Công việc Người thực hiện
Nam Nữ Cả hai
1 Họp thôn bản 2 Dự đám hiếu/hỉ
3 Làm vệ sinh làng, xóm 4 Tập huấn khuyến nông 5 Giao tiếp với chính quyền 6 Cúng giỗ của làng
Câu 14: Nguồn thu nhập chính của gia đình ông (bà) từ nguồn nào ? (khoanh tròn 1 lựa chọn)
1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 4. Lâm nghiệp
3. Thủy sản 5. Dịch vụ 6. Làm thuê
Câu 15: ông/bà có nhận xét gì về mối quan hệ nam nữ trong gia đình dân tộc mình hiện nay? (khoanh tròn 1 lựa chọn)
1.Rất bình đẳng 2. Bình đẳng 3.Chưa bình đẳng
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà.!