Thông tin chung về các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 40 - 47)

4.2.1.1 Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra

Bảng 4.4: Tình hình chung của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Bản Đoàn Kết Bản Nậm Khum Bản Húi To Tổng / bình quân Tổng số hộ điều tra Hộ 27 27 27 100 1.Giới tính chủ hộ % -Nam 77,8 81,5 74,1 77,8 -Nữ 22,2 18,5 25,9 22,2 2.Phân loại hộ % -Hộ Nông nghiệp 74,1 77,8 85,2 79

-Hộ phi nông nghiệp 18,5 14,8 7,4 13,6

-Hộ kiêm 7,4 7,4 7,4 7,4

3.Phân loại kinh tế hộ %

-Hộ giàu, khá 18,5 22,2 11,1 17,3 -Hộ trung bình 33,3 22,2 26 27,1 -Hộ cận nghèo 22,2 29,6 33,3 28,4 -Hộ nghèo 26 26 29,6 27,2 4.Trình độ học vấn của chủ hộ % -Mù chữ 3,7 11,1 11,1 8,6 -Tiểu học 26 18,5 26 23,5 -THCS 40,7 26 29,6 32,1 -THPT 29,6 44,4 33,3 35,8

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua điều tra 81 hộ, ta thấy: chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ lớn (77.8%). Trong khi đó, tỷ lệ chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm 22,2%. Lý giải cho vấn đề này là do nam giới thường có tính quyết đoán, nhanh chóng quyết định công việc hơn, còn phụ nữ thường e dè hơn trong quá trình ra quyết định sản xuất hay kinh doanh ở một loại hình sản xuất mới. Do vậy, nam giới gần như được mặc định là chủ hộ. Trừ các hộ có nam giới đi làm xa, phụ nữ bỏ chồng hoặc phụ nữ goá chồng thì nữ giới mới là chủ hộ.

79% các hộ điều tra là hộ nông nghiệp. Do địa bàn sinh sống chủ yếu là các dân tộc thiểu số, sinh kế chính của hộ là trồng lúa, ngô, sắn. Họ chỉ lao động nhiều nhất vào mùa nương rẫy, ngoài việc nương rẫy ra họ thường ở nhà và chăm sóc con cái, chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ gia đình. Hộ kiêm chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 3 nhóm hộ (chỉ 7,4%).

Số hộ cận nghèo và hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá cao (55,6%). Phần lớn họ có trình độ dân trí thấp, không có ý tưởng và kế hoạch trong sản xuất, nên khó có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Mặc dù có nhiều đất đai để sản xuất nông nghiệp nhưng chưa biết cách sử dụng, khai thác, chuyển đổi cơ cấu để tạo ra thu nhập. Qua điều tra, hộ cận nghèo và hộ nghèo nam giới là chủ hộ cao hơn so với các hộ khác, đều này chứng minh hộ càng nghèo nhận thức của họ càng thấp, do vậy ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.

Qua điều tra 81chủ hộ có 8,6% người mù chữ. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở thế hệ người già và đời sống khó khăn nên chưa có điều kiện đi học. Điều này một phần ảnh hưởng đến việc nhận thức, tiếp cận các thông tin về giới và bình đẳng giới trong việc tham gia hoạt động cộng đồng, quyền ra quyết định công việc trong gia đình. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ Tiểu học chiếm 23,5%, THCS là 32,1%, THPT là 35,8%. Không có chủ hộ nào học cao đẳng, đại học. Do điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình đông con nên họ chỉ học hết THCS,THPT.

4.2.1.2 Các yếu tố sản xuất của hộ * Yếu tố về con người

Lao động là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng, quản lý lao động một cách hợp lý sẽ góp phần vào tăng năng suất cũng như thu nhập của các hộ.

Bảng 4.5: Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra

ĐVT:% Chỉ tiêu Đoàn Kết (n=27) Nậm Khum (n=27) Híu To (n=27) Bình quân chung Số khẩu/hộ 4,33 4,63 4,07 4,34 Số lao động /hộ 2,52 3,03 2,37 2,64

Bình quân nhân khẩu/hộ của các hộ điều tra ở 3 bản là 4,34%. Từ thực tế điều tra, đa số các thành viên của hộ có độ tuổi trẻ và trung bình, ít có người già. Hầu hết các hộ chỉ có hai thế hệ sinh sống. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ít do người dân đều áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chính vì vậy bình quân nhân khẩu/hộ không cao. Bình quân lao động/hộ cũng tương đối thấp (2,64%), một số hộ chỉ có người già và trẻ em sống với nhau, do những người trong độ tuổi lao động đi làm công ty, xuất khẩu lao động nước ngoài.

* Các yếu tố vật chất - Tài sản sinh hoạt

Tài sản là yếu tố quan trọng để đánh giá về mức sống của người dân, thông thường các hộ có mức sống khá hơn thường có tài sản có giá trị cao hơn. Tài sản sinh hoạt của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.6:

Bảng 4.6: Tài sản sinh hoạt của hộ gia đình

ĐVT :%

Tài sản sinh hoạt Đoàn Kết (n = 27) Nậm Khum (n = 27) Húi To (n = 27) Bình quân 1. Nhà ở - Nhà xây 18,5 18,5 14,8 17,3 - Nhà sàn, gỗ, ván 51,9 51,9 51,9 51,9 - Nhà đất 29,6 29,6 33,3 30,8

2. Phương tiện đi lại

- Xe đạp 85,2 70,2 70,2 75,2

- Xe máy 100 100 92,6 97,5

3. Phương tiện nghe nhìn

- Ti vi 100 100 96,3 98,8

- Đài 18,5 22,2 14,8 18,5

4. Tủ lạnh 55,6 51,9 44,4 50,6

5. Bếp ga 33,3 25,9 22,2 27,1

Tình trạng nhà ở của các hộ điều tra chủ yếu là nhà sàn, gỗ, ván (chiếm 51,9%). Còn lại là nhà xây, nhà đất chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là (17,3%) và (30,8%). Mặc dù là nhà sàn, gỗ, ván nhưng được xây dựng khá kiên cố, đây cũng là nét văn hoá của dân tộc Hà Nhì, họ đã quen sống trong nhà gỗ, ván. Những hộ sống trong nhà đất là những hộ nghèo, chưa có điều kiện để xây dựng nhà kiên cố.

Đa số hộ đều có xe máy (chiếm 97,5%), đây là phương tiện đi lại chủ yếu của các hộ và cũng là phương tiện để vận chuyển hàng hoá, nông sản. Việc sử dụng xe máy kết hợp cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, các tuyến đường về thôn bản đã được nâng cấp, thuận tiện cho cả nam và nữ giới đi lại giao lưu, buôn bán. Tỷ lệ các hộ sử dụng xe đạp khá lớn (chiếm 75,2%), do đa phần các hộ đều có con em đang ở độ tuổi đi học. Việc đầu tư cho các em phương tiện đi lại giúp các em giảm được thời gian di chuyển trong quá trình đến trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phương tiện thông tin, giải trí ngày nay trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của nhiều gia đình. Tỷ lệ các hộ có tivi rất cao (chiếm 98,8%), chỉ có một số hộ chưa có do các hộ này thuộc diện hộ nghèo. Một vài hộ có sử dụng đài (chiếm 18,5%) thường được dùng bởi người già. Tỷ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn cao rất có lợi cho việc tiếp cận các thông tin khoa học, sản xuất… đặc biệt là các vấn đề bình đẳng giới.

Các tài sản khác như tủ lạnh (50,6%), bếp ga (27,1%), vừa cải thiện sinh hoạt, vừa giảm bớt thời gian nội trợ của phụ nữ.

- Phương tiện sản xuất

Tình hình trang thiết bị phục vụ cho sản xuất tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7: Phương tiện sản xuất của hộ

ĐVT:%

Tài sản sản xuất Đoàn Kết (n=27) Nậm Khum (n=27) Húi To (n=27) Bình quân Chung Máy bơm 18,5 22,2 14,8 18,5

Máy cày, bừa 48,1 51,9 44,4 48,1

Máy tuốt lúa 44,4 33,3 29,6 35,8

Máy xay xát 18,5 22,2 22,2 20,9

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Tình hình sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhìn chung các hộ gia đình đã mua sắm được, có hộ thận chí mua được máy bơm, máy tuốt, máy bừa nhưng chưa đáng kể, chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Tư liệu sản xuất của nhiều hộ dân như máy cày, bừa chiếm tỷ lệ khá cao (48,1%), do người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp là làm ruộng, bên cạnh đó máy tuốt lúa cũng không thể thiếu trong sản xuất của các hộ gia đình chiếm tỷ lệ tương đối (35,8%). Tư liệu sản xuất của hộ nhiều hộ dân khó khăn vẫn phổ biến dùng các công cụ lao động có giá trị nhỏ như liềm, cuốc, cày, bừa,... Nguyên nhân là do nguồn vốn thiếu thốn, địa hình canh tác còn phức tạp, một số hộ gia đình là hộ nghèo và cận nghèo nên không có khả năng đầu tư để mua các máy móc sản xuất.

Việc đưa máy móc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp cho nam giới và nữ giới làm giảm sức lao động, giảm thời gian làm việc hơn, có nhiều thời gian và cơ hội để tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tiếp cận với nhiều người hơn. Nhiều thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, chăm lo cho gia đình và con cái hơn. Góp phần vào việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.

- Yếu tố tài chính

Nguồn thu nhập của các hộ đóng một vai trò quan trọng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8: Nguồn thu nhập của các hộ điều tra ĐVT :% Hoạt động sản xuất Đoàn Kết (n=27) Nậm Khum (n=27) Híu To (n=27) Bình quân Chung Trồng trọt 29,6 44,4 29,6 34,5 Chăn nuôi 26 26 26 26 Thủy sản 7,4 7,4 3,7 6,2 Lâm nghiệp 14,8 7,4 18,5 13,6 Dịch vụ 7,4 3,7 3,7 4,9 Làm thuê 14,8 11,1 18,5 14,8

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.8 cho thấy: Số hộ có nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao (34,5%) và (26%). Do địa bàn nghiên cứu là vùng dân tộc thiểu số ít người và dân cư thưa thớt nên nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là do trồng trọt và chăn nuôi. Người dân thu nhập từ nuôi trồng thủy sản cũng rất ít (tỷ lệ 6,2%), nhiều hộ do không có đất làm ao, hoặc có ao nhưng nuôi chủ yếu một số loại cá, tôm, cua phục vụ cho gia đình, chưa biết cách phát triển lên để tạo thu nhập, kiếm lợi nhuận.

Nguồn thu từ lâm nghiệp cũng là một phần trong thu nhập của hộ (chiếm 13,6%), nhiều hộ dân tham gia quản lý bảo vệ rừng biết cách làm giàu từ rừng như: trồng cây keo, cây thông, cây hạt dổi,… vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ rừng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ và làm thuê chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,9%) và (14,8%). Do là một xã miền núi, người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên các hoạt động dịch vụ tại địa bàn xã không phát triển, chỉ một số hộ kinh doanh, buôn bán các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cho bà con trong địa bàn. Hầu hết nguồn thu từ hoạt động làm thuê được diễn ra vào những lúc nông nhàn, một số người dân di chuyển sang địa

bàn khác để làm thuê, kiếm thêm thu nhập. Đa phần những người đi làm thuê là nam giới, nữ giới ít có cơ hội hơn, do sức khoẻ hạn chế, đa phần họ ở nhà để chăm sóc con cái, gia đình.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên (Trang 40 - 47)