4.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý
Xã Chung Chải là một xã biên giới nằm ở phía Bắc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xã có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé. - Phía Đông giáp với huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Phía Nam giáp với xã Mường Nhé và Nậm Vì, huyện Mường Nhé. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 127 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân trong xã. Ngoài ra, xã còn gần cửa khẩu Apa Chải giáp với Trung Quốc, có đường đi thuận lợi, là nơi người dân giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa.
*Địa hình
Là miền núi cao của huyện Mường Nhé, địa hình của xã Chung Chải khá hiểm trở và phức tạp, phân từng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có núi đá dốc, khe, vực sâu, nhiều nơi tạo thành cách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối, tạo thành địa hình cát xẻ, phức tạp.
Với địa hình đồi núi chiếm đa số diện tích tự nhiên, Chung Chải mang đặc thù vùng núi cao, địa hình cao thấp không đều trên toàn địa bàn, tuy nhiên, về tổng quát, địa hình của xã Chung Chải nghiêng dần từ Tây sang Đông và được chia làm hai vùng, vùng núi thung lũng tập chung đông dân cư đồng thời là địa bàn sản xuất nông nghiệp của xã, bị chia cắt bởi hệ thống suối dày đặc (suối Nậm Ma, Nậm Khum). Địa hình của xã được phân thành những dạng chính sau:
- Địa hình núi cao: Bao gồm các dãy núi có độ cao trên 1000 m, có độ dốc tương đối lớn, gồm Các dãy núi bao quanh xã, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên.
- Địa hình núi trung bình: Gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ 700- 900m, nằm rải rác trên toàn địa bàn xã, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tái, cây bụi. Ngoài ra một số khu đồi có đất bằng hoạc sườn đồi có độ dốc từ 0.2% đến 25% được nhân dân trồng lúa và hoa màu.
- Địa hình đồng bằng: là các dải đất bằng, hẹp nằm dưới chân các dãy núi, tập trung khu vực phía Tây, khu ven suối Nậm Ma, Nậm Khum. Trên phần diện tích này được người dân khai thác triệt để trồng lúa..
Với địa hình trên gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa với địa phương trong và ngoài huyện.
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn * Khí hậu, thời tiết
- Khí hậu Chung Chải thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi đặc trưng của khí vùng cao Tây Bắc với đặc điểm riêng của thời tiết miền núi Tây Bắc tỉnh Điện Biên. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 10 hàng năm khí hậu nóng mưa nhiều;
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, rét và mưa ít.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22.25ºC, nhiệt độ trung bình năm chêch lệch giữa các vùng núi đá và vùng bồn địa khoảng 4ºC. nhiệt độ trung bình năm 19ºC - 23ºC. Nhìn chung khí hậu có nhiều thuận lợi, mùa hè tương đối ẩm so với vùng khác, lượng mưa dồi dào, tổng số giờ nắng cao, lượng bức xạ và lượng bốc hơi nước lớn, là một trong những vùng nóng
của cả nước, song vào mùa đông ở đây cũng khá lạnh, sương muối và băng giá vẫn xảy ra.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình là 2439 mm, phân bố không đều cả thời gian lẫn không gian theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 6,7,8 đến tháng 11 chiếm tới 78% tổng lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình dao động trong khoảng 81 -87%, độ ẩm không khí tương đối lên tới 87%. Vào thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và đầu mùa mưa thường xuyên xuất hện khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp.
- Gió: Thuộc khu vực vùng núi cao, nơi tan giã của các cơn bão, do đó Chung Chải chịu ít ảnh hưởng của bão. Mùa đông có gió Đông Bắc thường mang theo mưa phùn, mùa hè có gió Tây Nam, hàng năm thường xảy ra những đợt sương muối, lốc xoáy và gió Lào, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của bà con nhân dân.
- Thuỷ văn: Chế độ thủy văn của Chung Chải chủ yếu phụ thuộc vào chế độ thủy văn của hệ thống suối Nậm Ma, suối Nậm Khum…, lưu lượng của những con suối trên phụ thuộc vào nước mưa, do đó vào mùa mưa bão lưu lượng rất lớn, vào mùa khô thì ít nước.
4.1.1.3 Tài nguyên đất đai
- Xã Chung Chải thuộc các nhóm đất vùng núi cao được chia thành 2 loại chính:
+ Đất đá Macma axit, phân bố chủ yếu là địa hình núi cao, tầng đất phổ biến từ 50 – 70 cm.
+ Đất đỏ biến đổi: phân bố dưới chân đồi thấp, địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn gốc chủ yếu vẫn là đất đồi, do được khai thác cải tạo vào sản xuất nông nghiệp, thời gian sử dụng lâu dài biến đổi thành loại đất này. Loại đất trên thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nhiều vị trí do thiếu nước nên hiệu quả sử dụng chưa cao.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Chung Chải qua các năm 2017-2019
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SL (ha) Cơ cấu
(%) SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 21021,40 100 21021,40 100 21021,40 100 Đất nông nghiệp 20311,04 96,62 20311,33 96,62 20306,76 96,60 Đất phi nông nghiệp 338,13 1,61 508,68 2,42 526,09 2,50 Đất chưa sử dụng 372,23 1,77 201,53 0,96 188,56 0,9
(Nguồn: UBND xã Chung Chải)
Tình hình sử dụng đất tại xã Chung Chải qua 3 năm có sự thay đổi:
- Nhóm đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (chỉ 2%). Do một số hộ chuyển hướng sản xuất sang phi nông nghiệp.
- Nhóm đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng nguyên nhân là do dân số đông, người dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, xây dựng các công trình công cộng …
- Nhóm đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi, chưa được người dân khai thác và sử dụng