1.1.2.4.3.a. Biến mô thủy lực có li hợp khóa biến mô.
Hình 1.60: Mặt cắt bộ biến mô thủy lực.
_Nhờ cấu trúc của giảm chấn, hoạt động khóa biến mô có thể thực hiện được ngay tại dải tốc độ thấp. Điều này sẽ làm giảm rung động moment động cơ và mang đến cảm giác lái dễ chịu.
_Tỉ số truyền moment khi thử dừng: 1.900.
_ Biến mô là một thiết bị nối mềm giữa động cơ và hộp số, còn thực hiện công việc nhân moment xoắn cho động cơ khi xe cần lực kéo lớn. Khi đạt đến một vận tốc nào đó, lúc này không cần nhận moment nữa, mà truyền động nối mềm từ động cơ sang hộp số qua biến mô chỉ thêm tốn nhiên liệu. Truyền động tốt nhất trong trường hợp này chính là nối cứng. Khóa biến mô được tạo ra để làm công việc nối cứng truyền động từ động cơ sang hộp số. Li hợp khóa biến mô là loại li hợp nhiều đĩa đóng mở bằng áp lực dầu được điều khiển bởi các van điện từ điều biến đóng mở đường dầu. Các van điện từ này được kích hoạt bởi dòng điện gửi từ bộ xử lí trung tâm ECM tương tự như các li hợp trên hộp số tự động.
1.1.2.4.3.b. Bơm dầu CVT.
_Bơm dầu kết hợp với biến mô, tạo ra áp suất bôi trơn và cung cấp áp suất thủy lực cho bộ điều khiển thủy lực.
_Vận chuyển dầu nhớt theo 1 chu trình tuần hoàn, giúp cho các bộ phận hoạt động thông suốt. Bôi trơn các bộ phận trong một chu trình, bơm dầu hộp số tự động xe được làm bằng chất liệu nhôm tĩnh điện và thép chất liệu cao cấp.
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 47
Hình 1.61 Bơm dầu kiểu bánh răng lệch tâm (bơm rôto). 1.1.2.4.3.c. Bộ truyền động.
*Số răng
Bộ truyền hành tinh. - Bánh răng mặt trời: 71 - Bánh răng hành tinh: 16
- Bánh răng bao: 102 (răng trong)
Cặp bánh răng giảm tốc.
- Bánh răng chủ động: 26
- Bánh răng bị động: 40
Bánh răng truyền lực cuối. - Bánh răng chủ động: 19 - Bánh răng bị động: 64
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 48
Hình 1.62 Cấu tạo bộ truyền.
Bao gồm các chi tiết: bộ truyền hành tinh (bánh răng mặt trời, bánh răng hành tinh và
bánh răngbao), bộ truyền vô cấp (puli sơ cấp, thứ cấp, đai thép), cặp bánh răng giảm
tốc và cặp bánh răng truyền lực cuối (vi sai). 1.1.2.4.4. Chức năng của các chi tiết.
Chi tiết Chức năng
Li hợp số tiến tiến Nối trục sơ cấp và bánh răng mặt trời
khi chuyển động tiến, đồng thời chuyển lực dẫn động từ động cơ đến bánh răng mặt
Phanh số lùi Giữ cần dẫn khi chuyển động lùi
Cụm bánh răng hành tinh Thay đổi chuyển động tiến và lùi theo sự
hoạt động của li hợp số tiến hay phanh số lùi
Cụm puli-đai thép Thay đổi tỉ số truyền puli liên tục và
truyền công suất từ động cơ đến cặp bánh răng giảm tốc
Cặp bánh răng giảm tốc Giảm tốc độ đầu ra từ bộ puli-đai thép và
truyền nó sang cặp bánh răng truyền lực cuối
Bảng 1.6 Bảng chức năng các chi tiết chính. 1.1.2.4.5. Nguyên lý hoạt động tại các vị trí cần số.
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 49
Hình 1.63 Hộp số hoạt động ở vị trí D nhỏ nhất.
Moment được truyền từ biến mô đến li hợp tiến đóng làm bánh răng mặt trời quay, phanh giữ cần dẫn mở làm cần dẫn quay tự do. Vì vậy, lực từ bánh răng mặt trời được truyền thẳng đến puli sơ cấp. Thông qua hệ thống biến đổi bề rộng cặp puli làm cho đường kính puli sơ cấp nhỏ và puli thứ cấp lớn nhằm tạo ra tỉ số truyền nhỏ nhất. Sau đó moment được truyền từ puli thứ cấp đến cặp bánh răng giảm tốc và truyền sang cặp bánh răng truyền lực cuối.
Hình 1.64 Hộp số ở vị trí D lớn nhất.
1.1.2.4.5.b Hoạt động ở vị trí N (Neutral/No gear)
Ở số N (số mo) li hợp tiến và phanh số lùi đều mở, lúc này moment được truyền từ biến mô đến bánh răng bao làm bánh răng hành tinh và cần dẫn quay tự do nên không có lực truyền đến hệ puli đai thép.
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 50
Hình 1.65 Hộp số ở vị trí N.
1.1.2.4.5.c Hoạt động ở vị trí R (Reverse).
Hình 1.66 Hộp số ở vị trí R.
Ở số R (số ze) moment được truyền từ biến mô đến bánh răng bao vì li hợp số tiến mở. Lực được truyền từ bánh răng bao sang bánh răng hành tinh và quay cùng chiềuvới nhau đồng thời phanh số lùi đóng cần dẫn nên làm cho bánh răng mặt trời quay với chiều ngược lại và truyền đến hệ puli đai thép đến các cặp bánh răng giảm tốc và truyền lực cuối.