tuổi.
- Nâng cao chất lượng dạy và học, hạn chế học sinh lưu ban cuối năm đến mức thấp nhất.
- Kết hợp với cán bộ ở cụm dân cư, thôn, xã quản lý tốt số học sinh đi, đến.
5. Tự đánh giá :
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :
Đạt : Không đạt : Không đánh giá :
Tiêu chí 3: Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.
a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học.
b) Có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục.
c) Hằng tháng rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng :
- Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong kế hoạch nhiệm vụ năm học [Kế hoạch nhiệm vụ năm học].
- Công tác hỗ trợ giáo dục trong những năm gần đây ở đơn vị thực hiện có những kết quả tốt.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động thể thao như thi bóng đá, cờ vua.
- Tổ chức cho HS dọn vệ sinh sân trường, lớp học, các công trình vệ sinh công cộng.
- Các nguồn quỹ khuyến học, quỹ chữ thập đỏ, quỹ từ thiện, quỹ tình thương,… để hỗ trợ giáo dục được vận động có hiệu quả.
- Nhà trường vận động GVNV trong trường tham gia lao động làm đẹp cảnh quan sư phạm, ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia bằng vật chất.
- Hằng tháng có rà soát các công việc liên quan đến hỗ trợ giáo dục [Biên bản họp hằng tháng có nội dung rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục].
2. Điểm mạnh :
- Cán bộ công chức trong nhà trường tham gia tốt các hoạt động hỗ trợ giáo dục.
- Ngoài việc vận động nguồn quỹ đóng góp của PHHS, của giáo viên và học sinh, trường còn phối hợp đề xuất và xin trợ giúp từ các công ty, các tổ
chức xã hội, các đoàn thể để giúp đỡ học sinh nghèo, khuyết tật, học sinh vượt khó học tập.
3. Điểm yếu :
- Do điều kiện kinh tế của PHHS còn khó khăn nên tham mưu kinh phí đóng góp xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất trong chưa đạt hiệu quả cao .
- Chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác tham mưu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
- Cụ thể hoá kế hoạch hỗ trợ giáo dục theo năm học ở đơn vị.
- Huy động tốt hơn sự đóng góp của giáo viên trong công tác hỗ trợ giáo dục.
- Có kế hoạch chủ động phối hợp huy động các nguồn lực trong xã hội, ở địa phương, trong PHHS để đóng góp xây dựng trường về vật chất, tinh thần để nâng cao các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục ngày càng phong phú hơn.
5 Tự đánh giá :
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :
Đạt : Không đạt : Không đánh giá :
Tiêu chuẩn 3 : CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Tiêu chí 4: Thời khoá biểu của trường được xây dựng hợp lý và thực hiện
có hiệu quả.
a) Đáp ứng đúng yêu cầu của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi theo từng khối lớp. c) Thực hiện có hiệu quả thời khoá biểu đã xây dựng.
1. Mô tả hiện trạng :
- Trường có đầu tư xây dựng thời khoá biểu hợp lý và áp dụng thực hiện có hiệu quả ở các lớp [Thời khoá biểu của trường].
- Các lớp 3,4,5 học tuần 8 buổi: 5 buổi sáng, 3 buổi chiều; buổi chiều học 3 tiết.
- Các lớp 1, 2 học tuần 7 buổi: 5 buổi sáng, 2 buổi chiều;
- Buổi chiều tập trung phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và giảng dạy các môn tự chọn .
- Chuyển tải đầy đủ nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục [Sổ trực của BGH có nội dung về tình hình GV dạy học theo thời khoá biểu (dạy thay, dạy bù, dạy chạy chương trình; giáo viên nghỉ dạy có lí do, không có lí do…)] .
2. Điểm mạnh :
- Linh hoạt phân chia thời khoá biểu hợp lý theo thực tế đội ngũ và điều kiện dạy học ở trường.
- Các tiết dạy trong tuần được thống nhất theo từng khối lớp, không lộn xộn, chồng chéo.
- Sắp xếp thời khóa biểu theo trình tự thời gian hợp lý giữa các môn học, thời gian nghỉ giúp học tiếp thu bài học, không bị căng thẳng gò bó.
3. Điểm yếu :
- GV thường có công việc gia đình đột xuất, đau ốm dài hạn nên việc phân công GV dạy thay có khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
- Có kế hoạch tham mưu để tách riêng phòng nghe-nhìn và phòng học Âm nhạc. Thiết kế phòng học Âm nhạc xa phòng học chung của học sinh.
- Vận động GV linh động giải quyết việc gia đình để không ảnh hưởng đến chất lượng giờ học của học sinh.
5. Tự đánh giá :
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :
Đạt : Không đạt : Không đánh giá :
Tiêu chuẩn 3 : CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Tiêu chí 5: Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục tiểu học được
cập nhật đầy đủ phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và nhân viên.
a) Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học cho giáo viên, nhân viên, và học sinh.
b) Có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục tiểu học và từng bước triển khai mối mạng.
c) Giáo viên, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng.
1. Mô tả hiện trạng :
- Trường có nhân viên chuyên trách phụ trách công tác Thư viện, xử lý nghiệp vụ và làm tốt công tác chuyên môn.
- Giáo viên được nhà trường cung cấp sách giáo khoa đầu năm. Thư viện trường có đủ sách tham khảo cho giáo viên. Các loại báo được nhà trường đặt mua như: Giáo dục & Thời đại, Quảng Nam, Thế giới trong ta, Nhân dân... Học sinh được trang bị đủ SGK, những HS có hoàn cảnh khó khăn đều được đề xuất, mượn SGK của nhà trường. Ngoài ra, HS còn được mượn nhiều loại sách khác hỗ trợ trong việc học tập [Danh mục SGK, sách tham khảo, tạp chí, báo của thư viện; Sổư mướnách của GV và HS].
- Trang bị 3 máy tính phục vụ cho công tác quản lý tài chính, hành chính học vụ, quản lý giáo dục, 1 máy tính xách tay và máy chiếu đa phương tiện phục vụ cho việc dạy học, 8 máy tính phục vụ cho học tập của học sinh. Có 3 máy tính được mối mạng [Sổ thống kê tài sản của nhà trường; Nội quy sử dụng máy tính của nhà trường, Bảng tổng hợp số tiết dạy đượ ứng dụng CNTT trong năm học; Hợp đồng thuê bao nối mạng Internet].
- Hiện nay có 18/24 CBGVNV biết tìm kiếm thông tin trên mạng và ứng dụng vào công việc giáo dục [Danh sách GVNV được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng, Sổ ghi chép của GV]
2. Điểm mạnh :
- Nhân viên chuyên trách Thư viện được đào tạo chính quy theo chuẩn.
- 100% giáo viên và học sinh có sách giáo khoa, giáo viên có đủ các tài liệu và sách báo tham khảo.
- Đa số giáo viên được tập huấn hướng dẫn sử dụng Internet, các nhân viên văn hành chính học vụ, kế toán, thủ quĩ, thiết bị ... đều sử dụng vi tính và trao đổi thông tin trên mạng thành thạo.
- Có GV kiêm nhiệm vụ chuyên trách về ứng dụng CNTT trong dạy học nên tạo điều kiện cho GV học hỏi.
3. Điểm yếu :
- Thói quen đọc sách báo tham khảo ở một số giáo viên còn hạn chế. - GV chưa tranh thủ giờ nghỉ giải lao để đọc sách báo, học hỏi.
- Thông tin trên mạng đôi khi bị gián đoạn do địa bàn thường xuyên bị hỏng điện, cúp điện.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
- Ưu tiên đầu tư kinh phí mua thêm sách, báo tham khảo.
- CBGVNV phấn đấu mua sắm máy tính, đăng ký nối mạng cá nhân, gia đình để tiếp nhận thông tin, cập nhật và có hiệu quả hơn. Phấn đấu 100% CBCC có nối mạng Internet tại nhà.
5. Tự đánh giá :
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :
Đạt : Không đạt : Không đánh giá :
Tiêu chuẩn 3 : CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Tiêu chí 6: Mỗi năm học, trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt
động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục. a) Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học.
b) Có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học.
c) Rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học.
1. Mô tả hiện trạng :
- Những năm gần đây trường luôn chú trọng việc cải tiến các hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Tập trung ở công tác dạy học phù hợp theo đối tượng HS, học sinh khuyết tật, HS có hoàn cảnh khó khăn (theo Quyết định 896/BGD-ĐT ) và gần đây là chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Đơn vị đầu tư vào các biện pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đại trà. Trong đó chú trọng chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi.
- Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục. Khuyến khích giáo viên tham gia viết các sáng kiến kinh nghiệm. Khen thưởng những giáo viên đạt kết quả tốt trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Tăng cường phát huy tính chủ động học tập của học sinh, tổ chức các hình thức đố vui học tập.
- Chất lượng học tập năm sau tiến bộ hơn năm trước về tỉ lệ lên lớp thẳng.
2. Điểm mạnh :
- Chỉ đạo thực hiện đổi mới công nghệ thông tin, đổi mới công tác tài chính, công tác quản lý theo từng chủ đề năm học theo phương hướng nhiệm của ngành giáo dục.
- Cán bộ quản lý và Hội đồng sư phạm tiếp thu và nhận thức tốt về ý nghĩa việc đổi mới, cải tiến các hoạt động giáo dục trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Nhà trường, các bộ phận tổ chức, tổ chuyên môn và cá nhân từng giáo viên đều có đăng ký xây dựng kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt động dạy và học trong năm học.
- Công tác bồi đưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học, tự rèn trong đội ngũ giáo viên chuyển biến tích cực và tiến bộ rõ rệt.
3. Điểm yếu :
- Một số GV thực hiện biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học ở lớp còn chậm, chưa sáng tạo trong công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục học sinh cá biệt.
- Biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh chưa có hiệu quả cao.
- Việc cải tiến sinh hoạt chuyên môn theo hướng đầu tư vào giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn ở khối lớp còn hạn chế do GV chưa mạnh dạn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
- Chỉ đạo thực hiện cải tiến hoạt động dạy và học theo hướng : sáng tạo linh hoạt, tăng cường cải tiến sinh hoạt chuyên môn, nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, tận tụy nắm sát đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp.
- Tập trung sinh hoạt chuyên đề, giải quyết những vướng mắc thực tiễn ở trường.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác chuyên môn để tạo hứng thú học tập cho học sinh; tăng cường các hoạt động vui - học, thân thiện, vv…
- Rút kinh nghiệm và tuyên dương khen thưởng kịp thời những cá nhân thực hiện tốt cải tiến, đổi mới các hoạt động dạy và học có hiệu quả.
5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :
Đạt : Không đạt : Không đánh giá :
Kết luận tiêu chuẩn 3: Ưu điểm:
- Hằng năm, nhà trường thực hiện đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của ngành và tình hình thực tiễn của trường.
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học được nhà trường quan tâm đúng mức, điều tra bổ sung các độ tuổi kịp thời, luôn được cấp trên đánh giá cao và công nhận phổ cập giáo dục.
- Công tác sắp xếp thời khoá biểu đảm bảo tính sư phạm và tính giáo dục, phù hợp với tâm lí học sinh.
- Nhà trường có đầy đủ sách báo để GV và HS tham khảo, có phòng máy vi tính để GV,HS học tập ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Trong giảng dạy, hầu hết GV đã áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, đầu tư soạn giảng theo hướng tích cực.
Tồn tại:
- Còn một số ít GV tuổi đời cao nên việc ứng dụng công nghệ thông tin có hạn chế.
- Còn một số GV chưa mạnh dạn trong công tác góp ý xây dựng chuyên môn.
Tiêu chuẩn 4 : KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Tiêu chí 1 : Kết quả đánh giá về học lực của học sinh trong trường ổn định
và từng bước nâng cao.
a) Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả học tập của từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Tỷ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình trở lên (đối với các môn đánh giá bằng cho điểm ) và hoàn thành trở lên (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét ) tối thiểu đạt 90%, trong đó có 60% học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 10%.
c) Có đội tuyển học sinh giỏi của trường và học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên.
1. Mô tả hiện trạng :
- Trường thực hiện tốt các đợt kiểm tra định kỳ hằng năm theo quy định. Số liệu về kết quả học tập của từng lớp và và toàn trường được thống kê sau mỗi học kì [Báo cáo thống kê kết quả học tập của từng lớp, toàn trường của mỗi học kì].
- Đánh giá theo quyết định 30/2005/QĐ-GD&ĐT, tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng năm học 2008-2009 là 344/357 (96,4%) trong đó có học sinh giỏi là 96/357 (26,9%) và học sinh tiên tiến là 84/357 (23,5%) [Sổ theo dõi và kết quả đánh giá kết quả học tập của từng học sinh từng lớp hằng năm].