Kế hoạch cải tiến chất lượn g:

Một phần của tài liệu Đánh giá KĐ CLGD Hồng Gấm (Trang 32 - 54)

II. TỰ ĐÁNH GIÁ:

4.Kế hoạch cải tiến chất lượn g:

Có kế hoạch đề xuất với UBND huyện phân bổ đủ giáo viên chuyên Thể dục, Mĩ thuật được đào tạo chính quy, biên chế thêm 1 GV Tổng phụ trách Đội hoặc Âm nhạc.

5. Tự đánh giá :

5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : Tự đánh giá tiêu chí :

Đạt : Không đạt : Không đánh giá :

Tiêu chuẩn 1 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG:

Tiêu chí 3 : Hội đồng trường đối với trường công lập hoặc Hội đồng quản

trị đối với trường tư thục có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học :

a) Có các kế hoạch hoạt động giáo dục rõ ràng và họp ít nhất 2 lần trong một năm học.

b) Đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường.

c) Phát huy hiệu quả nhiệm vụ giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận chức năng khi tổ chức thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng.

1. Mô tả hiện trạng :

- Hội đồng trường có tổ chức hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ trường Tiểu học. Hằng năm đều có kế hoạch giáo dục rõ ràng [Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường].

- Hội đồng trường tổ chức họp 2 lần trong một năm [Biên bản họp của Hội đồng trường].

- Tổ chức tốt việc giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận chức năng trong nhà trường [ Văn bản của Chủ tịch Hội đồng trường về ciệc phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Hội đồng trường; Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng trường có đánh giá công tác giám sát của Hội đồng hằng năm].

- Hội đồng trường chưa đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lí, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiêm vụ của trường.

2. Điểm mạnh :

- Hội đồng trường bao gồm các thành viên có tâm huyết với ngành, nhiệt tình trong công việc. Hội đồng tổ chức họp đúng định kỳ trong năm.

- Hội đồng trường thực hiện tốt giám sát thực hiện chức năng quản lý điều hành của Ban Giám hiệu thực thi Nghị quyết của Hội đồng trường.

3. Điểm yếu :

Do mới thành lập nên chức năng hoạt động của Hội đồng còn mới mẻ, chưa có ý kiến để đề xuất với trường để trường hoạt động hiệu quả hơn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

- Đề xuất với Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng nội vụ huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức điều hành nội dung hoạt động của Hội đồng trường cho đồng chí Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trường trong năm học đến.

- Phát huy dân chủ và nâng cao vai trò của các thành viên trong Hội đồng trường trong công tác, đề xuất, giám sát tổ chức thực hiện các kết luận của Hội đồng .

5. Tự đánh giá :

5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :

Đạt : Không đạt : Không đánh giá :

Tiêu chuẩn 1 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 4: Các tổ chức chuyên môn của trường phát huy hiệu quả khi triển

khai các hoạt động giáo dục và bồi dưỡng các thành viên trong tổ :

a) Có các kế hoạch hoạt động chung của tổ, của từng thành viên theo tuần, tháng, năm học rõ ràng và sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng 2 lần.

b) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ.

c) Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ theo kế hoạch của trường và thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

1. Mô tả hiện trạng :

- Các tổ chuyên môn đều có kế hoạch năm học. Hằng tháng đều có kế hoạch theo chỉ đạo của nhà trường và triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra [Sổ kế hoạch công tác của tổ chuyên môn]. Các tổ chuyên môn đều thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các thành viên trong tổ dựa theo kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn lập kế hoạch theo năm học, theo tháng, theo tuần rõ ràng, cụ thể.

- Các tổ chuyên môn đều sinh hoạt định kì mỗi tháng 2 lần [Sổ Biên bản tổ chuyên môn]. Các lần sinh hoạt đều thiết thực và hiệu quả. Cụ thể như triển khai các chuyên đề dạy học, giải quyết các thắc mắc về nội dung, phương pháp giảng dạy.

- Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra đánh giá hồ sơ sổ sách, các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ, góp ý, bổ sung để mỗi thành viên tham gia hoạt động giáo dục tốt hơn [Phiếu kiểm tra đánh giá tiết dạy, Phiếu kiểm tra hồ sơ sổ sách].

- Cuối năm học, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức họp đánh giá, xếp loại GV theo quy định Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học trên tinh thần xây dựng [Biên bản đánh giá., xếp loại GV theo quy định Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học ].

- Hằng năm, vào dịp hè, sau khi tổ trưởng chuyên môn tập huấn công tác chuyên môn ở phòng GD&ĐT thì các thành viên trong tổ tiến hành học bồi dưỡng về đổi mới công tác dạy và học [Kế hoạch của trường về tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; Biên bản họp tổ triển khai các vấn đề về bồi dưỡng chuyên môn]. Trong năm học, theo kế hoạch của phòng GD&ĐT các tổ chuyên môn được giao lưu chuyên môn với các trường trong huyện [Sổ bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ của GV trong tổ].

- Sau mỗi học kì, tổ chuyên môn chấm thi đua, đề xuất khen thưởng cho các giáo viên có thành tích xuất sắc [Biên bản sơ kết học kì; Biên bản tổng kết năm học].

2. Điểm mạnh :

Các tổ chuyên môn được sự chỉ đạo trực tiếp của BGH, BGH gồm những đồng chí có năng lực chuyên môn cao. Ngoài ra, các đồng chí tổ trưởng đều là những giáo viên cốt cán, nhiệt tình trong công tác. Tổ trưởng và các thành viên xây dựng đồng bộ kế hoạch chung và riêng theo năm học, từng học kỳ, tháng, tuần. Các tổ chuyên môn duy trì sinh hoạt thường xuyên hằng tháng theo đúng quy định; chú trọng đến nội dung báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ, thao giảng, hội giảng. Tiếp cận tốt và thực hiện khá tốt việc soạn và dạy bài giảng điện tử.

3. Điểm yếu :

- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức điều hành cho tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế. Chưa phát huy được vai trò tổ phó.

- Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chưa thường xuyên; về góp ý, xây dựng còn cả nể.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

- Trường xây dựng kế hoạch mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác tổ trưởng cho tổ trưởng và tổ phó. Tập trung chỉ đạo trọng tâm theo hướng đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn ở các tổ theo hướng cung cấp và hướng dẫn thực hiện theo các quy chế, quy định mới của ngành gắn với thực tiễn ở đơn vị. Xây dựng chuẩn giáo viên giỏi từng cấp để giáo viên có hướng phấn đấu.

- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá về hiệu quả giáo dục của từng tổ viên.

5. Tự đánh giá :

5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :

Đạt : Không đạt : Không đánh giá :

Tiêu chuẩn 1 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG: Tiêu chí 5 : Tổ văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao :

a) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng về các nhiệm vụ được giao; b) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ được giao;

c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá về biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.

1. Mô tả hiện trạng : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ văn phòng hiện tại có 04 đồng chí: 01 đồng chí kế toán kiêm y tế học đường, 01 đồng chí thư viện kiêm thiết bị, 01 đồng chí văn thư-lưu trữ kiêm thủ quỹ, 1 đồng chí bảo vệ. Tổ có tổ trưởng là đồng chí Đỗ Thị Thảo, tổ phó là Phan Thị Hồng.

- Ngay từ đầu năm học, tổ văn phòng lập kế hoạch hoạt động của năm học. Hằng tháng, tổ văn phòng lên kế hoạch hoạt động của tháng trình lên BGH. Được sự thống nhất của nhà trường, tổ văn phòng lập kế hoạch hằng tuần cho mỗi thành viên trong tổ [Kế hoạch hoạt động chung của tổ văn phòng theo năm, tháng, tuần].

- Các thành viên trong trong tổ văn phòng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao [Biên bản đánh giá xếp loại viên chức của BGH].

- Theo kế hoạch của cấp trên các, đồng chí kế toán và thư viện được tập huấn công tác liên quan đến công việc do cấp trên tổ chức.

- Sau mỗi học kì, tổ văn phòng tổ chức họp, rà soát và đánh giá các công việc đã được triển khai và thực hiện, tham gia đánh giá, xếp loại viên chức [Biên bản sơ kết học kì, Biên bản tổng kết năm học của tổ văn phòng].

- Tổ lưu trữ các hồ sơ của trường đầy đủ khoa học.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh được tổ quan tâm, hằng năm đều tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh 1 lần, tổ chức cho học sinh uống

thuốc sổ giun dưới sự giám sát của cán bộ y tế; thường xuyên tuyên truyền phòng dịch bệnh,…

2. Điểm mạnh :

- Các đồng chí tổ trưởng có năng lực chuyên môn, đều là GV giỏi .

- Các thành viên trong tổ đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, phụ trách đúng chuyên ngành được đào tạo, nhiệt tình trong công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, .

- Tổ xây dựng tốt kế hoạch hoạt động và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao. Có sơ kết, tổng kết, nhận xét đánh giá hiệu quả công việc theo từng học kỳ, cả năm, lưu trữ hồ sơ đầy đủ.

3. Điểm yếu :

- Hầu hết các thành viên trẻ của tổ văn phòng chưa có kinh nghiệm trong công việc.

- Hồ sơ những năm trước chưa được đầu tư đúng mức nên khó khăn trong công việc sắp xếp hồ sơ.

- Tổ văn phòng còn làm chung với phòng truyền thống, phòng Tổng phụ trách Đội nên công việc còn thiếu tập trung.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ văn phòng nhiều hơn. - Xây dựng phòng làm việc riêng cho tổ văn phòng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ qua việc khoán chất lượng hoàn thành công việc.

- Sắp xếp hồ sơ lưu trữ từ những năm học trước khoa học hơn.

- Thiết lập và lưu trữ hồ sơ ở tổ và cá nhân đầy đủ để đảm bảo phục vụ cho việc thực hiện chế độ chính sách và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :

Đạt : Không đạt : Không đánh giá :

Tiêu chuẩn 1 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG:

Tiêu chí 6 : Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên thực hiện

nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh :

a) Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý rõ ràng, có văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh.

b) Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi hiệu quả các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của từng giáo viên, nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường.

1. Mô tả hiện trạng :

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lí cụ thể, rõ ràng , phù hợp với tình hình thực tiễn ở đơn vị ngay từ đầu năm học [Kế hoạch công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng].

- Ban Giám hiệu biên chế lớp, phân công giảng dạy cho giáo viên, giao công việc cụ thể cho nhân viên trong việc quản lí học sinh và hoạt động giáo dục [Văn bản phân công cụ thể chó từng giáo viên, nhân viên thực hiên nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh].

- Hằng tuần, Hiệu trưởng trực tiếp theo dõi, đánh giá , nhắc nhở và và đôn đốc giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công công việc này [Kế hoạch công tác tháng, năm của Hiệu trưởng].

- Thiết lập hồ sơ theo dõi, quản lý CBCC và học sinh đầy đủ.

- Sau mỗi học kì, Hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường, nêu những mặt mạnh và những tồn tại cần khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục [Biên bản các cuộc họp có nội dung rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vị quản lí giáo dục của trường].

2. Điểm mạnh :

- BGH có năng lực quản lí.

- BGH thường xuyên tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt công tác quản lí học sinh.

- Hiệu trưởng biết linh hoạt, chủ động trong xây dựng kế hoạch.

- Quy trình kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra hoạt động giáo dục quản lý học sinh được khép kín trong năm học, có nhận xét đánh giá kịp thời hằng tuần, hằng tháng và từng học kỳ.

3. Điểm yếu :

- Trong công tác quản lí của BGH cũng như của GV, nhân viên đôi lúc còn thiếu sót nhỏ.

- Kinh nghiệm quản lí học sinh ở GV, nhân viên trẻ còn một số hạn chế nhất định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

- Có kế hoạch cải tiến về xây dựng kế hoạch công tác khai hoá các quy trình hoạt động công tác trọng tâm đến từng CBCC và các bộ phận tổ chức trong trường theo năm học, từng học kỳ và từng tháng.

- Thiết lập mạng lưới theo dõi thường xuyên các hoạt động giáo dục quản lý học sinh từ đa dạng hoá các nguồn thông tin.

5. Tự đánh giá :

5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt : Đạt : Đạt: Không đạt : Không đạt : Không đạt : Không đánh giá : Không đánh giá : Không đánh giá : 5.2 Tự đánh giá tiêu chí :

Đạt : Không đạt : Không đánh giá :

Tiêu chuẩn 1 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG: Tiêu chí 7 : Trường thực hiện đầy đủ chế độ thông tin và báo cáo :

a) Có sổ theo dõi, lưu trữ văn bản của các cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể liên quan đến các hoạt động của trường;

b) Có chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền;

c) Mỗi học kỳ, rà soát về các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

1. Mô tả hiện trạng :

- Nhà trường thiết lập sổ theo dõi lưu trữ công văn chỉ đạo, công văn đến

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá KĐ CLGD Hồng Gấm (Trang 32 - 54)