Trách nhiệm của KT

Một phần của tài liệu htqt_xac_lap_muc_trong_yeu_va_danh_gia_rui_ro_kiem_toan_trong_giai_doan_lap_ke_hoach_kiem_toan_bctc_cong_ty_tnhh_hang_kiem_toan_aasc (Trang 25 - 27)

KTV không tạo ra và không kiểm soát rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể đánh giá chúng dựa vào một số nguồn thông tin như kết luận của cuộc kiểm toán trước, thông tin chung về ngành nghề kinh doanh, các chính sách tài chính.... Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng thường được bắt đầu với việc xem xét xem KTV đã biết những gì về công việc kinh doanh và bản chất kinh doanh của một đơn vị. Điều này có thể chứa đựng bất cứ thông tin gì, từ kiến thức về kế hoạch chiến lược của một công ty lớn đến những thông tin về từng loại nghiệp vụ của một

đơn vị nhỏ. Nó cũng bao gồm những hiểu biết về ngành nghề mà công ty đang hoạt động. Nếu KTV không lý giải được những vấn đề về bản chất kinh doanh của khách hàng, họ có thể sẽ không nhận biết và không xác định được những khu vực rủi ro quan trọng.

Trên cơ sở đó thì KTV thường sử dụng các thủ tục sau để đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của khách hàng:

+ Phỏng vấn:

Thực hiện phỏng vấn trên cơ sở các câu hỏi đã được thiết lập phù hợp cho những đối tượng quản lý và các nhân viên kế toán có liên quan nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Các câu hỏi đặt ra nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh; về nhân sự của BGĐ và của phòng kế toán, về những áp lực bất thường đối với BGĐ và Kế toán trưởng; về các chính sách kế toán và sự thay đổi của các chính sách này; về những yêu cầu và đề xuất của BGĐ và của các thành viên khác có liên quan.

+ Quan sát thực tế:

Việc quan sát thực trạng, quy trình và quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho KTV có những hiểu biết cần thiết trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp.

+ Phân tích sơ bộ BCTC và xem xét các tài liệu khác có liên quan:

KTV phân tích sơ bộ BCTC kết hợp với các chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh để có được cái nhìn khái quát về tính hình tài chính và xu hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét các tài liệu khác có liên quan, như: Các qui chế tài chính nội bộ, các biên bản họp của chủ sở hữu (hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên hoặc các chủ phần hùn); biên bản thanh tra, quyết toán thuế… để dự đoán những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp.

1.3.1.2. Rủi ro kiểm soáta) Khái niệm a) Khái niệm

“Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Do đó, đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này.” (tr.134,

Giáo trình Kiểm toán tài chính – Chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2006)

Rủi ro kiểm soát phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nó tồn tại khách quan đối với KTV. Vấn đề đặt ra là KTV phải có những biện pháp để đánh giá nó một cách thích hợp.

Đây là rủi ro luôn tồn tại và khó tránh khỏi vì những hạn chế vốn có của Hệ thống kiểm soát nội bộ ( HTKSNB).

Một phần của tài liệu htqt_xac_lap_muc_trong_yeu_va_danh_gia_rui_ro_kiem_toan_trong_giai_doan_lap_ke_hoach_kiem_toan_bctc_cong_ty_tnhh_hang_kiem_toan_aasc (Trang 25 - 27)