b) Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1.3. Rủi ro phát hiện a) Khái niệm
a) Khái niệm
“Rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được KTV phát hiện thông qua các phương pháp kiểm toán.” (tr.135, Giáo trình Kiểm toán tài chính – Chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2006)
Đây là rủi ro mang tính chủ quan của KTV. Rủi ro phát hiện xuất hiện do các thử nghiệm cơ bản trên số dư và phát sinh các khoản mục dduwwocj thực hiện. Nếu KTV tăng kích cỡ mẫu, tăng thời gian kiểm tra chi tiết, tăng chi phí kiểm tra chi tiết thì rủi ro phát hiện sẽ giảm xuống.
- Do chọn mẫu: rủi ro do chọn mẫu mà mẫu không đại diện cho tổng thể được kiểm toán, việc này dẫn đến kết luận của KTV dựa trên kết quả mẫu khác với kết quả của tổng thể.
- Không do chọn mẫu: rủi ro kiểm toán vẫn có thể xảy ra cho dù KTV đã kiểm tra 100% số dư và nghiệp vụ, đó là do KTV đã sử dụng sai hoặc không phù hợp phương pháp kiểm toán hoặc giải thích sai, nhận định sai về kết quả kiểm tra.
c) Trách nhiệm của KTV
Tùy theo sự đánh giá của mình về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát kết hợp với mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được mà KTV sẽ điều chỉnh rủi ro phát hiện sao cho đảm bảo rủi ro kiểm toán vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Chẳng hạn như: nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao, KTV sẽ phải giảm rủi ro phát hiện xuống rất thấp
KTV có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để quản lý và kiểm soát rủi ro phát hiện
Để xác định mức rủi ro phát hiện cho phé, kiểm toán viên thường dựa vào mối quan hệ giữa các loại rủi ro mà chúng ta sẽ đề cập tiếp theo đây.