Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu htqt_xac_lap_muc_trong_yeu_va_danh_gia_rui_ro_kiem_toan_trong_giai_doan_lap_ke_hoach_kiem_toan_bctc_cong_ty_tnhh_hang_kiem_toan_aasc (Trang 34 - 35)

b) Các nhân tố ảnh hưởng

1.3.3.Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán cần được đánh giá ở hai mức độ tổng thể BCTC và từng khoản mục:

Ở mức độ toàn bộ BCTC: việc đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kiểm toán, các nhân tố về rủi ro tiềm tàng ở mức độ báo cáo tài chính, sự xuất hiện của những nhân tố làm gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng như các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. Kết quả đánh giá là cơ sở để kiểm toán viên xác định chiến lược chung của cuộc kiểm toán cũng như cân nhắc về mức rủi ro phát hiện chấp nhận được ở mức độ khoản mục.

 Ở mức độ khoản mục hay bộ phận: việc đánh giá rủi ro trong từng khoản mục trước hết sẽ chịu ảnh hưởng của mức rủi ro đã được đánh giá đối với toàn bộ BCTC. Sau đó, KTV dựa trên hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh cũng như tính chất của khoản mục để đánh giá mức rủi ro tiềm tàng của các khoản mục

Kết quả đánh giá hai loại trên sẽ là cơ sở để KTV thiết kế các thử nghiệm cơ bản sao cho rủi ro phát hiện được duy trì ở mức phù hợp. Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với khoản mục cần lưu ý các điểm sau:

Có thể kết hợp đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vì trên thực tế hai loại rủi ro này có quan hệ mật thiết với nhau.

Việc đánh giá hai loại rủi ro này cần tiến hành trên từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục.

Một phần của tài liệu htqt_xac_lap_muc_trong_yeu_va_danh_gia_rui_ro_kiem_toan_trong_giai_doan_lap_ke_hoach_kiem_toan_bctc_cong_ty_tnhh_hang_kiem_toan_aasc (Trang 34 - 35)