Tài chính là chìa khoá của đầu tư, và vì thế là chìa khoá cho sự tăng trưởng. Thông qua việc cung cấp các nguồn vốn cho người có khả năng sử dụng chúng có hiệu quả hơn, tài chính làm tăng thu nhập cho cả người cấp vốn và người nhận vốn. Các định chế tài chính phi ngân hàng có thể được chia thành hai bộ phận chính là các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (các công ty bảo hiểm) và các trung gian đầu tư bao gồm các công ty tài chính và các QĐT.
Nếu các ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay, các tổ chức bảo hiểm nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở hợp đồng, các trung gian đầu tư nhận vốn bằng cách phát hành các chứng khoán, các công ty tài chính phát hành cổ phiếu thì QĐT phát hành CCQĐT. Là một trung gian đầu tư, hoạt động chủ yếu trên TTCK, các chủ thể tham gia hoạt động của QĐTCK bao gồm những chủ thể nào? mối quan hệ giữa các chủ thể đó trong thành lập và hoạt động của quỹ ra sao?
2.1.1. Nhà đầu tƣ
NĐT ở đây được hiểu là những người góp vốn đầu tư vào QĐTCK bằng cách mua CCQ thụ hưởng hay cổ phần của quỹ. Họ có quyền được chia cổ tức và các thu nhập khác từ hoạt động đầu tư của quỹ theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận với CTQLQ. Tuỳ theo tính chất từng loại QĐTCK mà NĐT có thể yêu cầu quỹ mua lại CCQĐT trong thời hạn hoạt động của quỹ. Khi hết thời hạn hoạt động, họ sẽ được hoàn trả vốn.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/9/2006, NĐT là “tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK” [36, Điều 6, Khoản 10]; NĐTCK chuyên nghiệp là “ngân hàng thương
mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán” [36, Điều 6, Khoản 11].
NĐT tham gia vào QĐTCK có các quyền và nghĩa vụ sau đây [36, Điều 84]: Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của QĐTCK tương ứng với tỷ lệ vốn góp;
Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản QĐTCK;
Yêu cầu CTQLQ hoặc NHGS mua lại chứng chỉ quỹ mở;
Khởi kiện CTQLQ, NHGS hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội NĐT; Chuyển nhượng CCQ theo quy định tại Điều lệ QĐTCK; Các quyền khác quy định tại Điều lệ QĐTCK;
Có nghĩa vụ chấp hành quyết định của Đại hội NĐT; Thực hiện thanh toán đủ tiền mua CCQ;
Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ QĐTCK.
2.1.2. Quỹ đầu tƣ chứng khoán
QĐTCK được hình thành tư vốn góp cua NĐT CK vơi mucc̣ đích kiếm lơị
̛ ̉ ́
̂ ̂
nhuạn tư viẹc đầu tu vào chưng khoán hoặc các dangc̣ tài san đầu tu khác , kểca bất
̛ ̛ ́ ̉ ̛ ̉
động san, trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối vơi việc ra quyết
̉ ́
đinḥ đầu tu cua quy . Khi tham gia vào quy ̂ , các NĐT se nhạn đuơcc̣ CCQ là loaị
̛ ̉ ̃ ̃ ̃ ̛
̂ ̂
chưng khoán do CTQLQ đaịdiẹn phát hành , xác nhạn quyền và lơị ích hơpc̣ pháp
́
của NĐT đối với tài sản hoặc vốn của quỹ theo tỷ lệ tương ứng với sốđon vi c̣quy
̛ ̃
của NĐT đó trong vốn điều lệ quỹ [30, tr156].
Quỹ đầu tư mục tiêu là QĐTCK có CCQ là đối tượng của hành vi mua công khai [23].
Công ty đầu tư chứng khoán là QĐTCK được tổ chức dưới hình thức công ty Cổ phần. Công ty ĐTCK có hai hình thức: (i) công ty ĐTCK riêng lẻ (là
công ty đầu tư chứng khoán có tối đa 99 cổ đông, trong đó giá trị góp vốn đầu tư của cổ đông tổ chức tối thiểu phải là 03 tỷ đồng và của cá nhân phải là 01 tỷ đồng); (ii) công ty ĐTCK đại chúng (là công ty đầu tư chứng khoán thực hiện việc chào mua cổ phiếu ra công chúng) [23].
2.1.3. Công ty quản lý quỹ
Chứng khoán là một lĩnh vực nhạy cảm, vì nó không những liên quan đến tài chính mà còn đậm yếu tố tâm lý và chịu chi phối nhiều từ thông tin trên thị trường nên dễ có nhiều rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, hoạt động kinh doanh chứng khoán được sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và được đảm bảo từ một số tổ chức quản lý đặc biệt mà các ngành kinh doanh khác không có. Một trong những tổ chức thực hiện chức năng này là CTQLQ.
CTQLQ là công ty chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư của quỹ, thực chất là quản lý danh mục chứng khoán theo mục tiêu đầu tư đã định trước, thường ghi rõ trong Bản cáo bạch đã phát hành và Điều lệ của quỹ. Hàng ngày công ty sẽ xác định giá trị tài sản trong DMĐT hoặc giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phần. CTQLQ không phải là thành viên của SGDCK. Việc mua bán chứng khoán của QĐT phải được thông qua các công ty chứng khoán [26, tr221].
CTQLQ tổ chức huy động vốn thông qua hoạt động chào bán CCQĐT để thành lập QĐTCK và thực hiện chức năng quản lý QĐTCK. CTQLQ là tổ chức trung gian nhưng đóng vai trò là trung tâm trong các hoạt động của QĐTCK. Để thành lập QĐTCK, các NĐT không tự mình huy động vốn hay kêu gọi các NĐT khác góp vốn để thành lập quỹ mà CTQLQ với tư cách thực hiện lĩnh vực kinh doanh của mình chào bán CCQ ra công chúng. Trong quá trình thực hiện việc quản lý; CTQLQ soạn thảo Điều lệ quỹ để Đại hội NĐT thông qua, quyết định chứng khoán đầu tư và quản lý DMĐTCK, hoặc quyết định việc phát hành bổ sung CCQ. Do đó, có thể thấy rằng, CTQLQ là chủ thể tham gia tích cực nhất trong các hoạt động của QĐTCK.
Bản thân CTQLQ là một pháp nhân nên CTQLQ phải đáp ứng bốn yếu tố quy định tại Bộ Luật Dân sự 2005: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; phải tự nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [34, Điều 84].
Pháp luật chứng khoán cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến chứng khoán không quy định hình thức cụ thể của CTQLQ. Như vậy, CTQLQ có thể tồn tại dưới hình thức: công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty Trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh. Nhưng hình thức tồn tại chủ yếu là công ty Cổ phần vì đây là hoạt động cần nhiều vốn và hình thức này là hình thức dễ huy động nhất.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/9/2006 thì “CTQLQ được tổ chức dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty Cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp” [36, Điều 59]. UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho CTQLQ. Giấy phép đồng này đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
CTQLQ có hai chức năng là cung cấp dịch vụ quản lý QĐTCK và quản lý DMĐTCK. Nói theo ngôn ngữ Luật Chứng khoán thì CTQLQ được thực hiện hai nghiêp vụ kinh doanh là: quản lý QĐTCK và quản lý DMĐTCK. Các nghiệp vụ kinh doanh này được cấp chung trong một giấy phép thành lập và hoạt động của CTQLQ. Theo đó, QĐTCK được hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng đầu tư tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Quản lý DMĐTCK là việc CTQLQ thực hiện quản lý theo uỷ thác của từng NĐT trong khi mua, bán, nắm giữ chứng khoán. Đây là hai chức năng quan trọng của CTQLQ, và chỉ duy nhất có CTQLQ mới có hai chức năng này. Ngoài ra, CTQLQ còn được phép huy động và quản lý các QĐT nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam.
Đặc điểm quan trọng của CTQLQ là công ty sẽ không bị phá sản. Nguồn vốn hình thành QĐT là nguồn vốn chủ sở hữu. Theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/9/2006, CTQLQ có các nghĩa vụ sau đây [36, Điều 72]:
Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan;
Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng;
Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty;
Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó;
Tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy định của Bộ Tài chính;
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ NĐT để bồi thường thiệt hại cho NĐT do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty;
Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính;
Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 104, Luật Chứng khoán 2006 và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính;
Thực hiện hoạt động quản lý QĐTCK, quản lý DMĐTCK theo quy định của Luật Chứng khoán 2006, Điều lệ QĐTCK, Hợp đồng ký kết với khách hàng uỷ
Thực hiện việc xác định giá trị tài sản ròng của QĐTCK theo quy định tại Điều 88, Luật Chứng khoán 2006, Điều lệ QĐTCK và hợp đồng ký với khách hàng uỷ thác đầu tư.
2.1.4. Các chuyên gia đầu tƣ hay các nhà tƣ vấn đầu tƣ
Các chuyên gia đầu tư hay các nhà tư vấn đầu tư có trách nhiệm lựa chọn DMĐT thích hợp theo chính sách và mục tiêu của quỹ, nghiên cứu, phân tích tài chính và xu hướng kinh tế, quyết định thời gian đầu tư thích hợp.
Bên cạnh đó, họ có thể là người thực hiện chuyển lệnh mua bán chứng khoán tới SGDCK nếu được uỷ thác. Họ được thanh toán phí theo tỷ lệ % giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ trong năm hoặc trên số tiền mà dịch vụ tư vấn thực hiện.
2.1.5. Nhà bảo lãnh phát hành
Việc phát hành cổ phiếu của quỹ thường được các nhà bảo lãnh thực hiện trên cơ sở huy động vốn tối đa cho quỹ với những điều kiện thuận lợi nhất. Các phương pháp bảo lãnh, phí bảo lãnh, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên được quy định trong hợp đồng đã ký kết.
Nhà bảo lãnh sẽ nhận được phí bảo lãnh là khoản chênh lệch giữa số tiền bán chứng khoán và tiền trả cho quỹ. Với những đợt phát hành lần đầu ra công chúng, phí bảo lãnh khá cao vì các nhà bảo lãnh phải chịu rủi ro cao trong phân phối chứng khoán. Nhà bảo lãnh phát hành có thể chào bán trực tiếp ra công chúng hoặc thông qua nhà phân phối trung gian khác.
Mối quan hệ giữa các chủ thể và thẩm quyền của từng chủ thể trong thành lập và hoạt động của QĐTCK được thể hiện dưới mô hình dưới đây:
Nhà bảo lãnh phát hành
NĐT QĐTCK CTQLQ
Chuyên gia đầu tư
Việc thành lập QĐTCK không do NĐT đảm nhiệm mà do CTQLQ đảm nhiệm. Trước đây, theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, CTQLQ muốn thành lập QĐTCK phải xin phép UBCKNN và quỹ sẽ chỉ được khai sinh khi UBCKNN cấp giấy phép thành lập quỹ. Sau khi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, chủ thể thành lập quỹ công chúng vẫn phải được UBCKNN cấp giấy phép, còn chủ thể lập quỹ thành viên chỉ cần đăng kí với UBCKNN để được cấp chứng nhận đăng kí thành lập quỹ. Hiện nay, Luật Chứng khoán vẫn tiếp tục thừa nhận hai loại QĐTCK là quỹ đại chúng và quỹ thành viên, tuy nhiên, thủ tục thành lập từng loại QĐTCK đã có những thay đổi đáng kể so với trước. Tùy thuộc vào loại hình QĐTCK mà mình dự định thành lập, CTQLQ sẽ phải tuân thủ những quy định pháp lý khác nhau [44, tr265].
2.2. Hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán
Để các QĐTCK hoạt động có hiệu quả thì cần thiết phải tạo dựng được một môi trường pháp lý vững vàng và đầy đủ. Đó là các chế độ pháp lý về sở hữu, về điều tiết và giải quyết tranh chấp, các quy chế về quỹ, hệ thống thuế, đầu tư...
Ở Việt Nam, QĐTCK dù được thành lập với mô hình công ty hay mô hình tín thác thì đều có những hoạt động chính yếu sau đây:
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
công ty, quỹ phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đối với QĐT dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị và quỹ phát hành CCQ để xác nhận số vốn mà người đầu tư góp vào quỹ. Như cổ phiếu phổ thông khác, CCQĐT có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
Phương thức phát hành
Khi phát hành chứng khoán, QĐT được phép quảng cáo để thu hút vốn, trong đó nói rõ mục đích đầu tư của quỹ mà không được phép cam kết về lợi nhuận thu được. Có 2 cách thức phát hành:
Có thể huy động vốn thông qua các đợt phát hành riêng lẻ cho nhóm nhỏ các NĐT, có thể được lựa chọn trước, hoặc bán rộng rãi cho các NĐT lớn trên thế giới mà không thông qua trung gian.
Các quỹ niêm yết và bán công khai chứng khoán cho các NĐT riêng lẻ hoặc tổ chức đầu tư thông qua người bảo lãnh. Các tổ chức bảo lãnh phát hành thường giữ vai trò là người bán buôn hay người phân phối cho các đại lý bán hàng (có thể là NHTM, CTCK, công ty tài chính...) để họ bán thông qua mạng lưới của họ.
Định giá chứng khoán phát hành
Việc định giá cổ phiếu/CCQĐT lần đầu để lập nên quỹ do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định. Đối với QĐT theo mô hình công ty, việc xác định giá cổ phiếu quỹ là do các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định. Đối với QĐT dạng hợp đồng, CTQLQ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các CCQĐT của quỹ.
Chi phí bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đại lý, chi phí in ấn tài liệu...) được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được.
Phương thức chào bán
Về cơ bản, có 02 phương thức chào bán: chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành và quỹ trực tiếp chào bán.
Chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành: phương thức phổ biến nhất để bán cổ phần của QĐT theo mô hình công ty là qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo phương thức này, người bảo lãnh của quỹ đóng vai trò như người bán
buôn và người nhận phân phối đối với các hãng kinh doanh và môi giới chứng khoán. Các công ty này đến lượt mình lại bán các cổ phiếu cho công chúng qua các văn phòng chi nhánh của họ. Ngoài ra, QĐT còn có thể thông qua các đại lý chào bán là các NHTM, các CTCK hoặc các công ty tài chính để thực hiện việc chào bán.
Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc CTQLQ: các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của họ cho NĐT không thông qua một trung gian nào. Các QĐT dạng hợp đồng do CTQLQ đứng ra thành lập thường hay chào bán CCQĐT bằng hình thức này thông qua hệ thống mạng lưới của CTQLQ hoặc mạng lưới của NHGS. Các quỹ này hấp dẫn NĐT trước hết thông qua quảng cáo, thư trực tiếp cũng như bằng