Việc phát hành cổ phiếu của quỹ thường được các nhà bảo lãnh thực hiện trên cơ sở huy động vốn tối đa cho quỹ với những điều kiện thuận lợi nhất. Các phương pháp bảo lãnh, phí bảo lãnh, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên được quy định trong hợp đồng đã ký kết.
Nhà bảo lãnh sẽ nhận được phí bảo lãnh là khoản chênh lệch giữa số tiền bán chứng khoán và tiền trả cho quỹ. Với những đợt phát hành lần đầu ra công chúng, phí bảo lãnh khá cao vì các nhà bảo lãnh phải chịu rủi ro cao trong phân phối chứng khoán. Nhà bảo lãnh phát hành có thể chào bán trực tiếp ra công chúng hoặc thông qua nhà phân phối trung gian khác.
Mối quan hệ giữa các chủ thể và thẩm quyền của từng chủ thể trong thành lập và hoạt động của QĐTCK được thể hiện dưới mô hình dưới đây:
Nhà bảo lãnh phát hành
NĐT QĐTCK CTQLQ
Chuyên gia đầu tư
Việc thành lập QĐTCK không do NĐT đảm nhiệm mà do CTQLQ đảm nhiệm. Trước đây, theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, CTQLQ muốn thành lập QĐTCK phải xin phép UBCKNN và quỹ sẽ chỉ được khai sinh khi UBCKNN cấp giấy phép thành lập quỹ. Sau khi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, chủ thể thành lập quỹ công chúng vẫn phải được UBCKNN cấp giấy phép, còn chủ thể lập quỹ thành viên chỉ cần đăng kí với UBCKNN để được cấp chứng nhận đăng kí thành lập quỹ. Hiện nay, Luật Chứng khoán vẫn tiếp tục thừa nhận hai loại QĐTCK là quỹ đại chúng và quỹ thành viên, tuy nhiên, thủ tục thành lập từng loại QĐTCK đã có những thay đổi đáng kể so với trước. Tùy thuộc vào loại hình QĐTCK mà mình dự định thành lập, CTQLQ sẽ phải tuân thủ những quy định pháp lý khác nhau [44, tr265].
2.2. Hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán
Để các QĐTCK hoạt động có hiệu quả thì cần thiết phải tạo dựng được một môi trường pháp lý vững vàng và đầy đủ. Đó là các chế độ pháp lý về sở hữu, về điều tiết và giải quyết tranh chấp, các quy chế về quỹ, hệ thống thuế, đầu tư...
Ở Việt Nam, QĐTCK dù được thành lập với mô hình công ty hay mô hình tín thác thì đều có những hoạt động chính yếu sau đây: