Vi phạm, chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động của Quỹđầu tƣ

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Hoạt Động Của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Ở Việt Nam (Trang 54)

2.3.1. Các hành vi vi phạm trong hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán Thứ nhất, lập hồ sơ đăng ký giả mạo để phát hành chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng. HVVP này có tính nguy hiểm đáng kể về mặt lý thuyết nhưng không có tính phổ biến, có thể tội phạm hóa mang tính phòng ngừa trong Luật Hình sự. Theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013, với HVVP này mức phạt tiền từ 1,8 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng, đồng thời hình thức phạt bổ sung là bị đình

chỉ hoạt động phát hành chứng khoán hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.

Thứ hai, vi phạm về tuân thủ chế độ Báo cáo, chậm nộp Báo cáo gây hậu quả nghiêm trọng. HVVP này có tính phổ biến và có xu hướng tăng dần hàng năm; mức độ nguy hiểm của hành vi có xu hướng tăng nhưng chưa đến mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội, tuy nhiên trong thời gian tới chưa cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. Theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013, với HVVP này mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đồng thời hình thức phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.

Thứ ba, vi phạm về thực hiện lưu ký tài sản của khách hàng tại NHLK. HVVP quy định về trách nhiệm của NHLK không có tính chất phổ biến, mức độ nguy hiểm không đáng kể cho xã hội, do đó không cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. Theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013, với HVVP này mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đồng thời hình thức phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.

Thứ tƣ, vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng như: vi phạm về đảm bảo tính minh bạch trên thị trường, cung cấp, tiết lộ, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán; thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán; làm giả chứng khoán, lưu hành chứng khoán giả; thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo, vi phạm về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT. HVVP quy định về giao dịch chứng khoán mang tính phổ biến, có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội,

Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013, với HVVP này mức phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đồng thời hình thức phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.

Thứ năm, vi phạm về công bố thông tin, cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến TTCK, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng. HVVP quy định về công bố thông tin có tính phổ biến, mức độ nguy hiểm của hành vi về mặt lý thuyết có thể gây nguy hiểm đáng kể trong một số trường hợp cụ thể, do đó có thể tội phạm hóa hành vi này trong một số trường hợp cụ thể. Theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013, với HVVP này mức phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đồng thời hình thức phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.

Thứ sáu, vi phạm về thành lập, giải thể quỹ gây hậu quả nghiêm trọng. Khi thực hiện thủ tục giải thể, phá sản, NĐT là người phải gánh chịu nhiều rủi ro. Điển hình nhất là quá trình thanh toán nghĩa vụ nợ khi làm thủ tục giải thể hoặc phá sản, Quỹ phải thanh toán nghĩa vụ nợ, thuế đối với Nhà nước, nợ của ngân hàng, nợ của các chủ nợ khác, và NĐT là người được chia phần tài sản sau cùng…Do vậy, HVVP này có tính phổ biến và có xu hướng tăng dần hàng năm; mức độ nguy hiểm của hành vi có xu hướng tăng nhưng chưa đến mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội, tuy nhiên trong thời gian tới chưa cần thiết phải tội phạm hóa hành vi này. Theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013, với HVVP này mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 300 triệu đồng, đồng thời hình thức phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng.

Trong thời gian qua, tình trạng các vi phạm trên TTCK ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện và xử lý. Việc giám sát, phát hiện, kiểm tra và đặc biệt là chứng minh HVVP gặp khó khăn. Theo UBCKNN trong 9 tháng đầu năm 2013, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt 23 cá nhân, với tổng số tiền là 1,721 tỷ đồng và xử phạt 48 tổ chức, với tổng số tiền là 3,447 tỷ đồng. UBCKNN quyết liệt trong XLVP trên TTCK nhằm tạo niềm tin cho NĐT. Các vi phạm chủ yếu tập trung về chế độ báo cáo; công bố thông tin; vi phạm về báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; hành vi thao túng cổ phiếu; hoạt động không đúng nội dung quy định quy định trong giấy phép…

Một ví dụ về sự vi phạm pháp luật trong hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Phương Đông được thành lập năm 2006, hoạt động trong lĩnh vực ĐTCK, thực hiện chức năng huy động, quản lý và đầu tư vốn thông qua việc quản lý các QĐT, quản lý DMĐT.

Ngày 11/10/2013, UBCKNN ban hành Quyết định số 634/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Phương Đông (OMC); cụ thể như sau:

 Phạt tiền 10.000.000 (mười triệu đồng) theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK (Nghị định 85/2010/NĐ- CP) do không ban hành đầy đủ quy trình nghiệp vụ theo quy định; vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định 85/2010/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 37 Quy chế tổ chức và hoạt động của CTQLQ ban hành kèm theo Quyết định 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Quyết định 35/2007/QĐ-BTC).

 Phạt tiền 40.000.000 (bốn mươi triệu đồng) theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định 85/2010/NĐ-CP do tổ chức lưu giữ không đầy đủ chứng từ theo quy định; vi phạm Khoản 24 Điều 18, Điều 34 Quyết định 35/2007/QĐ-BTC (nay là Điều 40 Thông tư 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của CTQLQ (Thông tư 212/2012/TT-BTC)).

 Phạt tiền 70.000.000 (bảy mươi triệu đồng) theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 34 Nghị định 85/2010/NĐ-CP do không báo cáo theo quy định; vi phạm Khoản 1 Điều 33 Quyết định 35/2007/QĐ-BTC (nay là Khoản 1 Điều 39 Thông tư 212/2012/TT-BTC) và Khoản 1 Điều 11 Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính (Thông tư 226/2010/TT-BTC) (nay là Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC).

 Phạt tiền 80.000.000 (tám mươi triệu đồng) theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 33 Nghị định 85/2010/NĐ-CP do không công bố thông tin theo quy định; vi phạm Điểm 2 mục V Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (nay là Điều 19 Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK).

Như vậy, tổng mức phạt tiền là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.

2.3.2. Chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán

Các HVVPPL trong hoạt động của QĐTCK có thể được nhìn nhận ở những khía cạnh, mục tiêu khác nhau. Căn cứ vào mức độ vi phạm và lĩnh vực vi phạm, HVVP thường tồn tại phổ biến các loại vi phạm: vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự. Cách phân loại này có ý nghĩa pháp lý trong việc xác định chế tài áp dụng cho chủ thể thực hiện HVVP.

Chính vì vậy, Luật Chứng khoán và các VBPL điều chỉnh liên quan đã có các quy định cụ thể về hình thức, chế tài XLVP trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự.

Ngày 02/8/2010 Chính phủ ban hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Ngày 16/03/2011 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 85/2010/NĐ-CP. Ngày 23/9/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Đây là những văn bản pháp lý chuyên ngành XLVP trên TTCK và đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động của thị trường và đảm bảo những thuộc tính của văn bản pháp quy. Chế tài hành chính của đa số các nước đều quy định phạt tiền và phạt cảnh cáo là một trong hai hình phạt chính áp dụng đối với HVVP hành chính trên TTCK.

Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 gồm có 4 Chương, 45 Điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Nghị định này có hiệu lực thi hành ngày 15/11/2013 và thay thế Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. So với Nghị định 85/2010/NĐ-CP, Nghị định 108/2013/NĐ-CP có nhiều điểm mới, thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán. Với mục tiêu tăng cường tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, xử lý nghiêm các HVVP trên TTCK, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực chứng khoán, mức phạt tiền tối đa đã được nâng lên: (i) đối với tổ chức vi phạm là 02 tỷ đồng, (ii) đối với cá nhân là 1 tỷ đồng. Riêng đối với 03 hành vi gồm: xác nhận hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo, chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận cháo bán và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật; Nghị định quy định mức phạt tiền theo phần trăm (từ 1% - 5% lần khoản thu trái pháp luật) phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 121 và khoản 1 Điều 124 Luật Chứng khoán 2006.

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Ngoài thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra UBCKNN và Chủ tịch UBCKNN, tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP bổ sung thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của UBCKNN phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của UBCKNN được quyền phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với tổ chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân và được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định.

Thứ ba, quy định chế tài xử phạt đối với các HVVP mới theo quy định pháp luật chứng khoán và TTCK. Trên cơ sở đảm bảo thực thi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các VBQPPL hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định 108/2013/NĐ-CP bổ sung thêm HVVP trong các lĩnh vực hoạt động của TTCK mà Nghị định 85/2010/NĐ-CP chưa có chế tài xử lý, với mức phạt tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm của từng HVVP.

Thứ tƣ, bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo nguyên tắc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Nghị định 85/2010/NĐ-CP như: buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho NĐT tiền mua chứng khoán; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin…; Nghị định 108/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả, gồm: buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ HVVP; buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán; buộc lưu ký, quản lý tách biệt

tài sản, vốn, chứng khoán; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Thứ năm, quy định biện pháp tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận văn phòng đại diện là hình thức xử phạt chính đối với một số HVVP nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. Tại Điều 24 và Điều 26 Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng; hoạt động văn phòng đại diện sai mục đích hoặc hoạt động không đúng nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện HVVP; đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với CTCK, CTQLQ nơi mình làm việc; đồng thời làm việc cho CTCK, CTQLQ khác; đồng thời mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở CTCK khác...

Chế tài hình sự

Hiện nay, trong tình hình nền kinh tế đất nước đang phát triển, xã hội ngày

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Hoạt Động Của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Ở Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w