Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹđầu tƣ chứng

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Hoạt Động Của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán khoán

Trên thế giới, QĐTCK có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của TTCK. QĐTCK thường chiếm 30-50% giá trị giao dịch thị trường, với tỷ lệ tương ứng trong việc nắm giữ cổ phần của các công ty đại chúng và niêm yết. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi QĐTCK sẽ giúp làm tăng nhanh tính ổn định của thị trường, góp phần tác động thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp... Trong khi đó, ở TTCK Việt Nam, sau hơn 10 năm phát triển, số lượng QĐTCK vẫn còn khá khiêm tốn và chưa thực sự hấp dẫn được các NĐT.

Năm 2012 là một năm chật vật, một năm gặp rất nhiều khó khăn đối với các QĐTCK và CTQLQ ở Việt Nam: không huy động được bất kỳ quỹ mới nào, nhiều công ty chưa có quỹ để quản lý, các công ty phải chịu lỗ lớn hoặc chỉ có mức lãi rất khiêm tốn, một bộ phận không nhỏ công ty chấp nhận hoạt động cầm chừng với mục đích duy trì giấy phép chờ đợi thị trường khởi sắc trở lại. Mặc dù vậy, các nhà quản lý quỹ vẫn hi vọng những chuyển biến mới có thể vực dậy thị trường, đặc biệt là lĩnh vực QĐTCK. Giai đoạn 2012-2015, sự phát triển của ngành QĐT sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thành công quỹ mở và các quỹ hưu trí.

Năm 2013 các QĐTCK vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Các CTQLQ phải đa dạng hóa các sản phẩm QĐT và các sản phẩm quản lý DMĐT như quỹ mở, quỹ hưu trí, quỹ hoán đổi danh mục, quản lý tài sản cá nhân, các sản phẩm đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Các quỹ cũng phải tập trung hơn vào thị trường nội địa, nơi vẫn còn nhiều tiềm năng để huy động quỹ, phát triển các sản phẩm mà các công ty trước nay vẫn chưa tập trung phát triển như nghiệp vụ quản lý tài sản cá nhân. Thông điệp chính

là cần sớm hoàn thiện các chính sách, hành lang pháp lý hướng dẫn với các sản phẩm quỹ mới, áp dụng các ưu đãi về thuế đối với quỹ, nới lỏng sở hữu của các quỹ nước ngoài trên thị trường, gỡ bỏ các tỉ lệ sở hữu đối với các quỹ thành lập tại Việt Nam…

Có thể thấy năm 2014 là năm có sự vận động tích cực từ các QĐTCK, CTQLQ cho việc chuẩn bị một giai đoạn phát triển mới với định hướng cung cấp các sản phẩm đầu tư dài hạn dựa trên nền tảng quỹ mở. Các sản phẩm phục vụ hưu trí nếu được hình thành sẽ mở ra một giai đoạn mới cho việc phát triển chung của ngành.

Để phát triển bền vững TTCK thì việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. TTCK chỉ có thể phát triển nếu quốc gia đó ban hành được một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lý cao, ổn định trong thời gian dài. Theo IOSCO (Tổ chức các UBCK quốc tế) thì mục tiêu điều chỉnh pháp luật đối với TTCK là “bảo vệ NĐT, bảo đảm thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch, giảm thiểu rủi ro hệ thống”.

Có thể nói các QĐTCK không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của nó. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của QĐTCK thì yếu tố đầu tiên là môi trường pháp lý, yếu tố thứ hai là hàng hoá trên thị trường và tiếp theo là tình hình chính trị và sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán [29, tr198].

Từ thực trạng hoạt động của TTCK nói chung và các QĐTCK nói riêng, có thể thấy rằng việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động QĐTCK mang tính cần thiết khách quan thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

 Pháp luật QĐTCK góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở nước ta, quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI.

 Pháp luật QĐTCK khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và TTCK, đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật

Đầu tư mà Quốc hội đã thông qua. Điều này hết sức quan trọng vì tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các NĐT.

 Pháp luật QĐTCK tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp lí trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các NĐT.

 Pháp luật QĐTCK tạo điều kiện cho TTCK phát triển nhanh và bền vững; tăng cường khả năng huy động vốn của Chính phủ, các doanh nghiệp trên TTCK cho đầu tư phát triển; tạo cơ hội đầu tư cho công chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuyển vốn đầu tư. TTCK phát triển sẽ góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam minh bạch hơn.

 Pháp luật QĐTCK tạo điều kiện TTCK Việt Nam hội nhập với TTCK khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động đầu tư gián tiếp có khả năng khơi thông nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội để các NĐT Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Hoạt Động Của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w